Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 02:16 pm
Cập nhật : 11/06/2012 , 14:06(GMT +7)
Cần tiếp tục xác minh xăng A83 pha phụ gia
Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân (Ảnh: Mai Hà)
Bộ KH-CN vẫn giao ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM và Viện Hóa học công nghiệp tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng xăng dầu có thể gây cháy xe.

Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cho biết tại Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 9/6 tại Hà Nội, Bộ KH-CN vẫn giao nhiệm vụ cho 3 đơn vị khoa học là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM và Viện Hóa học công nghiệp tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng xăng dầu đối với việc rò rỉ xăng có thể gây cháy.

- Cách đây 2 năm, Bộ KH-CN đã kiến nghị dừng sử dụng xăng A83 và mới đây, Bộ Công Thương cũng đã lên tiếng và đồng tình, Bộ trưởng có thể cho biết cơ sở nào để Bộ đưa ra kiến nghị đó. Liệu với việc dừng bán xăng A83 thì chất lượng xăng dầu sẽ được quản lý tốt hơn không, thưa Bộ trưởng?

- Bộ trưởng Nguyễn Quân: Có thể nói xăng A83 được Chính phủ cho phép dùng từ năm 2001 khi mà chúng ta chuyển sang sử dụng xăng không pha chì. Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông xăng A83 thì thấy rằng có những vấn đề chúng ta cần phải loại bỏ. Ví dụ như là chỉ số Octan của xăng A83 tương đối thấp chỉ phù hợp với những phương tiện ô tô, xe máy được thiết kế, chế tạo trong giai đoạn trước. Và xăng A83 không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường về khí thải theo tiêu chuẩn EURO 2.

Chính vì thế, từ năm 2006, Bộ KH-CN đã chủ trì  cùng với một số Bộ, ngành có đề án về điều tra việc sử dụng xăng A83 và có lộ trình giảm bớt để tiến tới chấm dứt sử dụng xăng A83.

Bộ KH-CN cũng đã kiến nghị với Chính phủ đến hết năm 2009 sẽ không lưu hành xăng A83 trên thị trường. Tuy nhiên, do còn nhiều lý do khác nhau cho đến cuối năm 2011 khi trên thị trường xuất hiện hiện tượng xăng A83 được sử dụng pha thêm các chất phụ gia để bán với giá của xăng A92, A95  chúng tôi lại tiếp tục kiến nghị.

Tháng 5/2012, Bộ Công thương đã thống nhất với Bộ KH-CN trình Thủ tướng Chính phủ chấm dứt hẳn việc lưu hành xăng A83 trên thị trường.

Kiểm tra xăng dầu tại Lâm Đồng. Ảnh: Quang Tuấn

- Có ý kiến cho rằng cách phù phép xăng A83 thành xăng A92 rất là đơn giản là chỉ cần pha thêm Metanol 15% vào xăng A83 là có chỉ số giống như xăng A92. Trong khi xăng A92 và A83 có giá thành chênh nhau lên đến 1000 đồng/lít. Đây cũng chính là nguyên nhân gây cháy xe. Các thống kê cho thấy thì các thiết bị máy móc thiết bị sử dụng xăng A83 không nhiều nhưng lượng nhập vào Việt Nam và xuất kho ra thì rất lớn. Điều này có thể cho thấy xăng A83 được sử dụng nhiều để trộn etanol thành xăng A92. Bộ trưởng có bình luận như thế nào về ý kiến này?

- Tôi hoàn toàn đồng ý là việc pha thêm phụ gia ví dụ như metanol, acetol để nâng cao chỉ số octan của xăng A83 là chuyện người ta có thể làm được. Tuy nhiên, nó chỉ đáp ứng được một chỉ tiêu chính là chỉ số octan, còn rất nhiều những yếu tố khác của xăng A83 khi pha thêm metnol và acetol gây tác hại rất lớn đối với môi trường lẫn tuổi thọ động cơ của xe và nó cũng là những chất ăn mòn gây ra tác hại làm rò rỉ xăng dẫn tới có thể gây cháy nổ ô tô, xe máy.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời". Đây là hoạt động được Thủ tướng chỉ đạo và yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ phối hợp chặt chẽ với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình truyền thông này bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả nhằm chủ động, kịp thời thông tin những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của các bộ, ngành được nhân dân quan tâm, góp phần định hướng dư luận, tạo đồng thuận trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay các động cơ sử dụng xăng A83 là không nhiều, hầu hết là trong lĩnh vực quốc phòng... Tuy nhiên, chúng tôi cũng cho rằng lượng A83 tiêu dùng trong thời gian vừa qua nhiều hơn mức bình thường, vì thế chắc chắn có hiện tượng gian lận trong việc pha thêm các  phụ gia vào A83 để bán với giá của A92, A95. Chỉ tiếc là các vụ cháy xe mà chúng tôi đã cho xét nghiệm những mẫu xăng dầu thì không phát hiện ra những trường hợp vi phạm như vậy. Cho nên các Bộ, ngành đều kết luận xăng dầu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe mà vẫn là một ẩn số mà chúng ta cần tiếp tục xác minh.

- Bộ KH-CN đã tuyên bố sẽ thanh tra trên diện rộng các cửa hàng bán lẻ xăng dầu từ tháng 6 đến tháng 8, vậy cách thức thực hiện các cuộc thanh tra này như thế nào?
 
- Trước hết, chúng tôi phải tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho toàn bộ hệ thống  các cơ quan liên quan. Ví dụ như là thanh tra của Bộ KH-CN,  Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các sở KH-CN và  phối hợp với các cơ quan liên quan như  là Quản lý thị trường, Công an kinh tế để tổ chức các đội thanh tra liên ngành.

Thứ 2 là chúng tôi có các kế hoạch cụ thể để thanh tra các điểm kinh doanh và sản xuất xăng dầu, gas.

Thứ 3 là tiến hành xử lý nếu phát hiện vi phạm và liên tục trong thời gian khoảng 2 tháng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8

- Khá nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại, tuyên bố công khai như vậy thì các doanh nghiệp và đại lý xăng dầu, gas sẽ có biện pháp đối phó. Vậy hiệu quả của việc thanh tra có đạt đươc mục đích không, thưa Bộ trưởng?

Buổi họp báo hồi tháng 5 vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây cháy xe. Ảnh: Mai Hà


Chúng tôi cho rằng việc thanh tra là phải công khai minh bạch, chúng ta tuyên bố công khai để doanh nghiệp tự điều chỉnh. Nếu  như họ có hành vi gian lận, bị phát hiện xử lý thì chắc chắn họ phải tâm phục khẩu phục vì chúng ta đã ra thông báo trước. Tuy nhiên việc kiểm tra thanh tra không chỉ thanh tra diện rộng mà chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra đột xuất, nếu như có dấu hiệu vi phạm.

Vì vậy chúng tôi cũng rất mong những người dân sử dụng xăng dầu, gas cũng như là cộng đồng doanh nghiệp nếu như phát hiện các đơn vị làm ăn gian dối thì thông báo cho các cơ quan chức năng, chúng tôi sẵn sàng thanh tra kiểm tra đột xuất bất kỳ khi nào. Vì vậy thanh tra diện rộng lần này trong hai tháng chỉ có tác dụng là đợt tổng kiểm tra. Còn việc thanh tra thường xuyên thì không có giới hạn về thời gian.

- Những chế tài sau thanh tra sẽ được thực hiện như thế nào đối với những đơn vị vi phạm? Liệu những thông tin đó có được công khai để người dân biết?

- Sau thanh tra nếu như phát hiện các cơ sở vi phạm thì chúng tôi sẽ áp dụng tất cả các chế tài mà pháp luật quy định. Đầu tiên là việc xử phạt vi phạm hành chính, tiếp theo là các hình phạt xử lý bổ sung. Ví dụ như là nếu xác định được mức độ vi phạm và số tiền thu lợi bất chính thì theo quy định của luật pháp thì có thể xử lý vi phạm tiền phạt bổ sung gấp 5 lần số  tiền thu lợi bất chính.

Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể truy tố trước pháp luật và tất cả các thông tin này chúng tôi hoàn toàn công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân  được biết và doanh nghiệp khác nhìn thấy để làm gương.

-Tương tự như quản lý xăng dầu, đó là quản lý gas, một mặt hàng thiết yếu của người dân, những vụ cháy gas xẩy ra thường xuyên hơn và đang kiến người dân lo ngại, Bộ KH-CN có trách nhiệm gì trong việc quản lý chất lượng gas?

- Tương tự như quản lý chất lượng xăng dầu thì gas cũng thuộc mặt hàng nhóm 2 tức là mặt hàng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có tác hại đến môi trường.

Việc đầu tiên là ban hành đẩy đủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn bắt buộc đối với chất lượng  của gas và xăng dầu.

Tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ cũng như đột xuất đối với tất cả các cơ sở sản xuất nhập khẩu kinh doanh và phân phối các đối tượng gas và xăng dầu.

Thứ 3 là chúng tôi sẽ tiến hành xử lý vi phạm đối với tất cả các trường hợp có vi phạm.

Bộ KH-CN được giao quản ly nhà nước về xăng dầu, gas nhưng  nhiều công đoạn trong việc quản lý chất lượng liên quan đến các bộ ngành khác. Cho nên có những nhiệm vụ chúng tôi chủ trì như ban hành những tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, thanh tra kiểm tra...nhưng có nhiều công đoạn chỉ là phối hợp ví dụ như là xử lý vi phạm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh và sản xuất.

- Quy trình có rất nhiều Bộ, ngành tham gia, nhưng với lực lượng hiện có và chế tài hiện tại thì theo Bộ trưởng liệu bộ KH-CN có kiểm soát tốt được chất lượng xăng dầu, gas ?

- Nếu hệ thống gas, xăng dầu nhập khẩu chính ngạch, sản xuất trong nước thì chúng tôi hoàn toàn có thê đáp ứng được việc kiểm soát chất lượng. Bởi vì tất cả các lô hàng nhập khẩu và sản xuất đều được kiểm tra về chất lượng trước khi xuất xưởng và thông quan.

Tuy nhiên chúng ta vẫn còn công đoạn phía sau là các doanh nghiệp phân phối cũng như là các cơ sở sản xuất khác không nằm trong hệ thống chính thống ví dụ như các cơ sở sang chiết gas trái phép, các cơ sở pha trộn phụ gia vào xăng dầu.

Với 13 nghìn cây xăng trong cả nước chắc chắn chúng tôi không đủ người và không đủ điều kiện để đáp ứng việc kiểm tra chất lượng thường xuyên. Đấy là chưa kể kinh phí dành cho thanh tra kiểm tra hàng chục nghìn cây xăng như vậy cũng không hề nhỏ. Chúng tôi đánh giá cao vai trò các của bộ ngành, đặc biệt là lực lượng quản lý thị trường và công an kinh tế đã hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao sự phối hợp của người dân phát hiện giúp cho các cơ quan chức năng về những cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm để chúng tôi có thể xử lý được.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

 

Mai Hà (lược ghi)

Nguồn tin: Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner