Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 04:53 am
Cập nhật : 20/12/2021 , 10:12(GMT +7)
Bộ KH&CN thử nghiệm đề án liên kết 'ba nhà' và thành lập doanh nghiệp Spin-off
Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đưa ra trong chuyến thăm khu công nghệ cao TP.HCM vào chiều ngày 17/12 trong khuôn khổ kế hoạch làm việc với các khu công nghệ cao trên cả nước tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, trong đề án thử nghiệm liên kết "ba nhà" (nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) sẽ thành lập các doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) bằng cơ chế sandbox - tức thí điểm công nghệ, mô hình mới. Bởi hiện nay, muốn thực hiện đề án sẽ vướng chừng 5-6 bộ luật và chỉ có mô hình sandbox mới hy vọng tháo gỡ được những rào cản pháp lý.

Sandbox là khung thể chế thí điểm, cho phép một số ít doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới trong môi trường thực tiễn nhưng có phạm vi và thời gian xác định, dưới sự giám sát của các nhà quản lý và có các phương án dự phòng rủi ro phù hợp để ngăn hậu quả của sự thất bại mà không ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính quốc gia.

"Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các đơn vị để xây dựng đề án dựa trên các nhiệm vụ khoa học công nghệ để tháng 6 hoặc cuối năm sau báo cáo Thủ tướng, Quốc hội thông qua", Bộ trưởng nói và đề nghị Khu công nghệ cao có thể mời thêm các đơn vị khác tham gia vào đề án này. Hiện, mô hình sandbox được Học viện Nông nghiệp Việt Nam thử nghiệm về thành lập doanh nghiệp khởi nguồn bằng các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao cho biết, do ảnh hưởng của Covid-19, ước tính năm 2021 giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao giảm 15 – 20% so với kế hoạch, tức đạt 22,5 tỷ USD. Cơ cấu nội địa hóa trong giá trị sản phẩm tại Khu công nghệ cao từ năm 2013 đến nay trung bình đạt 20% mỗi dự án, thể hiện chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ với quy mô nhỏ của TP HCM. Mục tiêu đến năm 2025, Khu công nghệ cao đóng góp 15% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP HCM và năng suất lao động tăng 8 lần so với trung bình của thành phố.

"Liên kết ba nhà là một trong ba đột phá sắp tới của Khu công nghệ cao vì đây là phương tiện để nâng cấp nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ nói chung, là yếu tố cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay", ông Thi nói và đặt mục tiêu trước mắt thực hiện đổi mới quản lý và chuyển đổi số để doanh nghiệp và người lao động là trung tâm cho mọi hoạt động tại Khu công nghệ cao.

Trước đó, tại Hội nghị thường niên về Phát triển Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực bắt đầu từ năm 2021, nhằm đề xuất mô hình tư vấn cơ chế chính sách cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Trưởng ban KH&CN, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Lâm Quang Vinh đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong hệ thống pháp luật đang gây khó khăn cho sự phát triển của các hoạt động khoa học công nghệ.

Cụ thể, ông Lâm Quang Vinh cho rằng, việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các sản phẩm mới, công nghệ mới đang khiến hoạt động thương mại hóa sáng chế trở nên khó khăn và làm nhà khoa học thiếu đi động lực đăng ký sáng chế. 

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng chưa có các mô hình tổ chức KH&CN mới để áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt. Cần triển khai thí điểm mô hình hợp tác Doanh nghiệp – Nhà Khoa học – Nhà nước, từ đó hình thành vườn ươm, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường Đại học, chú trọng nhiều đến sản phẩm tài sản sở hữu trí tuệ theo mô hình hợp tác doanh nghiệp.

Để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ hình thành từ kết quả nghiên cứu trong trường đại học, theo đại diện của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, cần lấy đổi mới mô hình quản trị làm "nền tảng", nhân sự - hợp tác – tài chính là "trụ cột" và các định hướng đột phá là "mũi nhọn". Đầu tư tập trung các lĩnh vực có tiềm lực và thế mạnh. Tiếp tục đầu tư các nhóm nghiên cứu mạnh/ Trung tâm xuất sắc nghiên cứu liên ngành làm chủ công nghệ nền.

Định hướng phát triển liên kết đại học – doanh nghiệp theo kinh nghiệm quốc tế. Định hướng phát triển khởi nghiệp gắn với môi trường học thuật. Cần xây dựng hạ tầng kinh tế số về giáo dục, y tế. Các trường đại học cần xây dựng lộ trình công nghệ nhất định để có chất lượng đào tạo cũng như sản phẩm nghiên cứu khoa học cao. Cùng nhau giải quyết bài toán đặt hàng của nhà nước và doanh nghiệp…

 

Nguồn tin: Tạp chí SHTT&Sáng tạo

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner