Bộ KH&CN hỗ trợ Hà Nội ứng dụng KH&CN xử lý rơm rạ thành phân vi sinh
Tham dự buổi lễ có đồng chí Trần Văn Tùng – Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; cùng gần 1.000 đoàn viên thanh thiếu niên và bà con nhân dân xã Đức Hòa và huyện Sóc Sơn.
Tiết mục văn nghệ chào mừng tại buổi Lễ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại buổi lễ.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng và Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn tặng hoa 4 mô hình thí điểm xử lý rơm rạ ra mắt tại buổi lễ. Theo kế hoạch, từ ngày 15/9 đến ngày 30/11/2018, thông qua triển khai 4 mô hình thí điểm xử lý rơm rạ tại 4 xã (xã Đức Hòa, Xuân Thu, huyện Sóc Sơn; xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín; xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ), Chương trình “Ứng dụng khoa học và công nghệ xử lý rơm rạ thành phân vi sinh” dự kiến sẽ hoàn thành hướng dẫn, chuyển giao phương pháp xử lý rơm rạ thân thiện môi trường cho bà con nông dân. Qua đó, có thể tạo ra nguồn phân bón dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm tình trạng sử dụng phân bón hoá học, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ môi trường.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng tặng quà các em học sinh. Trong khuôn khổ Chương trình Lễ ra quân, Ban Tổ chức đã trao tặng tủ sách ứng dụng KH&CN và 10 thùng rác công cộng cho đoàn viên, thanh niên huyện Sóc Sơn; tặng 30 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi; trồng 100 cây muồng Hoàng Yên tại Thôn Thượng, xã Đức Hòa.
Các đại biểu chứng kiến lễ ký kết chương trình phối hợp giữa doanh nghiệp và Trung ương Đoàn về chuyển giao chế phẩm sinh học và kỹ thuật.
Ban Tổ chức tặng hoa cảm ơn các đơn vị đã đồng hành cùng chương trình.
Các đại biểu, đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân tham gia xử lý rơm rạ dưới sự hướng dẫn của nhà khoa học. Chương trình đã giới thiệu và chuyển giao công nghệ từ rơm rạ bằng phương pháp ủ với chế phẩm sinh học, sử dụng các chế phẩm này để sản xuất phân hữu cơ qua phương pháp ủ yếm khí, bán yếm khí và háo khí sẽ tạo ra phân hữu cơ vi sinh, không chỉ góp phần giảm ô nhiễm môi trường mà còn tạo sản phẩm phân hữu cơ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn cho đất, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.
Trước đó, bà con nông dân đã được tập huấn, hướng dẫn ứng dụng KH&CN xử lý rơm rạ thành phân vi sinh. Việc chuyển giao kiến thức, quy trình công nghệ đến trực tiếp bà con nông dân có ý nghĩa quan trọng trong việc ứng dụng và dần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững.