Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử Thứ bảy, 23/11/2024 , 07:19 am
Cập nhật : 17/03/2011 , 13:03(GMT +7)
Bình tĩnh trước sự cố hạt nhân tại Nhật Bản
Toàn cảnh buổi Họp báo ngày 16/3 tại trụ sở Bộ KH&CN
Xung quanh sự cố nổ liên tiếp các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản mấy ngày qua do động đất, sóng thần, nhằm giải đáp các thắc mắc của dư luận về sự cố tương tự có thể xảy ra với nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sắp xây dựng tại Việt Nam, Bộ KH&CN đã có buổi gặp gỡ báo chí về vấn đề này vào ngày 16/3.

Khó xảy ra hiện tượng như Chernobyl
Về câu hỏi mà nhiều nhà báo đặt ra là liệu có hay không một sự cố Chernobyl thứ hai, ông TS Đặng Thanh Lương - Cục Phó Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) cho biết: khả năng như chernobyl là rất khó.
Vụ nổ xảy ra khi nhà máy Chernobyl đang hoạt động và vụ nổ đã xẻ nó làm đôi năm 1986. Tại Fukushima, các lò phản ứng đã bị ngắt trong 24h, làm giảm lượng phóng xạ rò rỉ.
Còn TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phân tích khá kỹ về nguyên nhân xảy ra nổ các tổ máy.
Nguyên nhân vụ nổ tại các tổ máy số 1 và số 3 là do oxy trong không khí kết hợp với hydro sinh ra trong vùng hoạt do hiện tượng oxy hóa zirconi (vỏ thanh nhiên liệu), vụ nổ đã phá vỡ phần tường và mái bê tông của nhà lò phản ứng. Đây là các vụ nổ khí hydro. Nguyên nhân nổ ở tổ máy số 2 và số 4 còn đang được điều tra. Các vụ nổ và cháy này chưa ảnh hưởng đến kết cấu các lớp bảo vệ an toàn của lò.
Theo đánh giá của NISA, cho đến nay sự cố hạt nhân tại Nhà máy Fukushima I là ở mức 4 (tai nạn với hậu quả cục bộ) theo thang sự cố quốc tế INES, cao nhất là mức 7 (thảm họa Chernoby l ở Liên Xô cũ, năm 1986, được đánh giá ở mức 7; tai nạn ở Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Mỹ, năm 1979.
sland ở Mỹ, năm 1979, được đánh giá ở mức 5. 
Theo TS Đặng Thanh Lương, hiện đám mây phóng xạ tại Nhật Bản đang bay về hướng Đông Bắc ra biển và không có xu hướng bay xuống khu vực ở Việt Nam. Hiện tại, số liệu quan trắc từ Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và một số đơn vị liên quan có đo mẫu phóng xạ trong không khí chưa phát hiện ra số liệu bất thường. Tuy nhiên, về lý thuyết, tỷ lệ ảnh hưởng tới Việt Nam trong sự cố Fukushima là có nhưng là rất nhỏ (trong trường hợp xấu nhất, gió đổi chiều khiến bụi phóng xạ lan đến Việt Nam) song, TS Lương cho biết các trạm quan trắc của chúng ta sẽ đo được và đánh giá mức độ ảnh hưởng để đưa ra những khuyến cáo cụ thể.

Khẩn trương ứng phó
Thông tin từ TS Đặng Thanh Lương: hiện nay chúng ta đã có 2 trạm quan trắc phóng xạ tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân ở Nghĩa Đô có thể đo các đồng vị phóng xạ từ các sự cố hạt nhân. Cho đến nay, số liệu của hai trung tâm này cung cấp vẫn chưa phát hiện đồng vị phóng xạ xuất phát từ nhà máy ĐHN Nhật Bản.
Ngoài ra, tại Cục ATBXHN, ở Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật còn có trạm quan trắc đo gama phóng xạ môi trường làm việc 24h/1ngày liên tục trong nhiều tháng nay và chưa phát hiện ra hiện tượng bất thường nào liên quan đến sự cố NMĐHN tại Nhật.
Bên cạnh đó, hiện tại, Cục ATBXHN đang xây dựng thông tư hướng dẫn các tỉnh ứng phó sự cố, ứng phó sự cố. Cục cũng đã tiến hành diễn tập ứng phó sự cố tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Khánh Hòa.
Giải đáp thắc mắc xung quanh thông tin quan ngại liệu có xảy ra sự cố nếu Việt Nam sẽ mua công nghệ lò hạt nhân của Nhật cho nhà máy điện thứ hai, TS Vương Hữu Tấn khẳng định: những nhà máy này được xây dựng vào những năm 1960 và 1970 thuộc thế hệ thứ 2, cho nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng. Nguyên lý an toàn thụ động dựa trên các quy luật vật lý tự nhiên như đối lưu tự nhiên và lực trọng trường để thiết kế hệ thống an toàn của lò phản ứng. Do đó khi xảy ra sự cố mất nước trong vùng hoạt của lò phản ứng như trường hợp này thì nước từ bình chứa dự trữ trên nóc lò phản ứng tự động chảy xuống thùng lò phản ứng để làm nguội vùng họat của lò phản ứng mà không cần phải sử dụng máy bơm nước như trong trường hợp của nhà máy Fukushima.
Đối với Việt Nam, Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định phải sự dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại, đảm bảo độ an toàn và kinh tế cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Những lò phản ứng thế hệ thứ 3 mà chúng ta lựa chọn cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết của Quốc Hội sẽ có đặc tính an toàn thụ động. Cho nên trong trường hợp xảy ra sự cố tương tự như ở nhà máy Fukushima thì nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tượng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên, không cần tác động của còn người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung.
Viện NLNTVN cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thông tin, phối hợp với các đối tác Nhật bản và các nước để có được các thông tin đầy đủ hơn phục vụ cho nghiên cứu.

Nhiều bài học rút ra
TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Năng lượng nguyên tử nhấn mạnh: kế hoạch ứng phó sự cố rất bài bản từ trung ương đến địa phương tại Nhật Bản cũng là một bài học về văn hoá an toàn cho chúng ta.
TS Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục ATBXHN thì cho biết, nhà máy điện Fukushima được thiết kế chống động đất ở cường độ 7,3 độ Richter nên không tránh được sự cố trong trận động đất lên tới 9 độ richter vừa qua. Tại Việt Nam, chúng ta phải tính toán thiết kế để đề phòng động đất có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, TS Nhân cũng nhấn mạnh vào yếu tố đào tạo con người để vận hành khi có sự cố. Ngoài ra, cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành, bảo dưỡng, xây dựng nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm an toàn.
Một yếu tố nữa cùng cần cân nhắc rất kỹ đó là lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần xem xét những yêu cầu như: hoạt động của tự nhiên (sóng thần, động đất…), hoạt động của con người gây mất ảnh hưởng nhà máy và nhà máy liệu có ảnh hưởng đến người dân hay không.
Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên có Trung tâm ứng phó sự cố cấp quốc gia và địa phương để xử lý khi có trường hợp khẩn cấp.
Tại cuộc họp báo, thứ trưởng Lê Đình Tiến cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã quyết định thành lập Tổ công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của Bộ để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và trong nước  để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bảo đảm cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp và xã hội kịp thời và chính xác về sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. 
Trên cơ sở các nguồn thông tin chính thức, trong đó có của Nhật Bản và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổ công tác sẽ thu thập thông tin hàng ngày về sự cố hai nhà máy Nhật Bản và cung cấp cho báo đài một cách thường xuyên.

Hạnh - Uyên


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner