Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 03:19 am
Cập nhật : 27/08/2012 , 11:08(GMT +7)
Biến rơm rạ thành phân vi sinh: Rẻ và dễ làm
Giới thiệu chế phẩm sinh học Fito-Bimix RR tại đồng ruộng (Ảnh: P.Hoàn)
Một loại chế phẩm sinh học mới đã cho phép xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ vừa được đưa vào thử nghiệm.

 
Trước tình trạng đốt rơm, rạ tràn lan sau mỗi kỳ thu hoạch lúa của nông dân các địa phương, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH-CN đã đưa chế phẩm Fito-Bimix RR vào xử lý thí điểm 90 tấn rơm, rạ tại xã Lộc Hòa, thành phố Nam Định.

Hiệu quả kinh tế cao

Kết quả cho thấy, sau 28 ngày rơm, rạ đã mủn tơi có màu xám đen, sợi mốc trắng, mềm dễ đứt. Phân tích và so sánh với các Tiêu chuẩn Việt Nam của từng chỉ tiêu cho thấy phân làm từ rơm, rạ đạt chất lượng tốt có thể sử dụng làm phân bón cho đất.

Đặc biệt, việc dùng chế phẩm Fito-Bimix RR ủ thành phân như trên rất phù hợp với việc trồng khoai tây, đậu đỗ và lúa. Được biết, thành phẩm của loại phân vi sinh này có giá khoảng 600 đồng/kg, trong khi giá 1kg thành phẩm của phân vi sinh có công dụng như vậy được bán trên thị trường là 1.000 kg/1kg.

Ưu điểm của chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ sẽ làm cân bằng được các yếu tố như: bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng, tạo độ tơi xốp cho đất, giảm sâu bệnh, năng suất lúa tăng từ 3,49 - 7,49 tạ/ha.

Ngoài tỉnh Nam Định, chế phẩm sinh học Fito-Bimix RR cũng được ứng dụng tại huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình với 2/3 số xã và cũng thu được kết quả tốt. TS. Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam cho biết, với thành công của mô hình điểm ở Thái Bình, Nam  Định và Hải Dương, trong thời gian tới Công ty sẽ tiến hành nhân rộng sản phẩm này ra nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

An toàn cho người sử dụng

Nhờ thành công của việc ứng dụng chế phẩm này, vừa qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở KH-CN Nam Định) đã nhận chuyển giao và triển khai thí điểm mô hình này tại HTX Tân Phú, xã Lộc Hòa (TP Nam Định) trên tổng diện tích 14ha với 85 tấn rơm rạ được xử lý.

Ông Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: thành công của giải pháp xử lý rơm, rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học Biomix RR đã đáp ứng được nhiều mục tiêu đề ra như: nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt hoặc thải bừa bãi rơm, rạ sau thu hoạch dẫn đến lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp các hộ dân tiếp cận với công nghệ mới trong việc xử lý rơm, rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tránh thoái hóa và tăng độ phì nhiêu của đất.

Đặc biệt, ngoài giải pháp ứng dụng chế phẩm Fito - Biomix RR chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ, Sở KH-CN Nam Định còn phối hợp với Trung tâm phát triển vùng (Bộ KH-CN) tiến hành thí điểm mô hình bếp gas hồng ngoại sử dụng nguyên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp rơm rạ tại xã Liên Minh (Nam Định). Ưu điểm của loại bếp gas này là tận dụng được các phụ phẩm nông, lâm nghiệp như rơm, rạ, mùn cưa, dăm bào, củi, gỗ vụn, lõi ngô, bã sắn, bã mía để sản xuất nhiên liệu. Bếp gas hồng ngoại có ngọn lửa sạch, không khói bụi, không bị gián đoạn khi nạp và nén nhiên liệu so với bếp gas thông thường.

Theo đại điện Bộ KH- CN, dự kiến bếp gas hồng ngoại sẽ được sản xuất đại trà vào năm 2014 với giá thành khoảng gần 2 triệu đồng/bếp.

Không những thế việc biến rơm rạ thành phân bón có ích sẽ khắc phục và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đốt rơm rạ, gây ách tắc dòng chảy trên kênh mương, góp phần vào sản xuất sạch trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi vùng nông thôn.

Theo tính toán, một tấn rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học Fito-Bimix RR thành phân bón hữu cơ thu được 10kg đạm, 9,5kg lân, 21kg kali, Sau khi trừ mọi chi phí sẽ thu lãi được 235.000đ/tấn rơm rạ.

Như vậy: "Nếu xử lý 50% lượng rơm rạ cả nước (khoảng 22,5 triệu tấn) trong một năm sẽ tương đương với việc xây dựng 1 nhà máy sản xuất đạm công suất 100 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất lân công suất 95 nghìn tấn/năm, 1 nhà máy sản xuất kali với công suất 210 nghìn tấn/năm, lợi nhuận thu được ước đạt 5.300 tỷ đồng/năm", TS Lê Văn Tri tính toán.


M.Hà- P. Hoàn


Nguồn tin: Baodatviet.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner