Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 03:49 am
Cập nhật : 20/08/2012 , 08:08(GMT +7)
Biến nghiên cứu khoa học thành tiền: Bài toán chưa có lời giải
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Mai Hà)
Nếu thương mại hóa được các kết quả nghiên cứu khoa học thì Việt Nam sẽ không phải bán nguyên liệu và nhân công giá rẻ.
Tại buổi tọa đàm “Xã hội hóa giá trị công nghệ quốc gia” do Bộ Khoa học công nghệ (KH-CN) chủ trì diễn ra tại Vũng Tàu mới đây, hầu hết các doanh nghiệp (DN) tham dự đều nhận định như trên. 

Chưa được đánh giá đúng

 

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân chia sẻ, thị trường công nghệ Việt Nam đang ở giai đoạn phôi thai, trong đó có nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân chính là kinh phí đầu tư cho khoa học còn quá ít ỏi.

 

Thực tế cho thấy, 90% kinh phí bỏ ra hiện nay là đầu tư cho cơ sở hạ tầng KH-CN, mua trang thiết bị và nuôi bộ máy hơn 60 nghìn người làm nghiên cứu. Vì thế, kinh phí dành cho các nhà khoa học nghiên cứu trung bình 1 năm chưa tới 10% ngân sách nhà nước (khoảng 1000 tỷ đồng, trong đó 600 tỷ đồng chi cho các đề tài cấp nhà nước, 400 tỷ đồng cho các đề tài nghiên cứu cấp bộ).

Như vậy, với 1.600 viện và trung tâm nghiên cứu trong cả nước, hơn 60 nghìn người làm nghiên cứu chuyên nghiệp thì số tiền đó quá ít ỏi. Nếu chia ra mấy nghìn đề tài thì chắc chắn không thể tạo ra sản phẩm khoa học nào đáng giá cho nền kinh tế. Vì vậy, theo Bộ trưởng, việc huy động nguồn vốn đầu tư của xã hội cho KH-CN là rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Trung Nam, Chủ tịch Tập đoàn Imperial cho biết thêm, nhiều đề tài nghiên cứu của Việt Nam có tiềm năng nhưng do không thể thương mại hóa nên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, thử nghiệm. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách vẫn còn bất cập nên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm để có thể đầu tư dài hạn cho công nghệ.

 

Nghiên cứu khoa học tại trường BK Đà Nẵng (Ảnh: M.hà)

Theo ông Nam, hạn chế lớn nhất hiện nay là sự kết nối giữa nhà khoa học, doanh  nghiệp, nhà nước và quốc tế còn yếu; bởi các DN Việt Nam, đa số hoạt động theo mô hình quy mô vừa và nhỏ, kinh phí hạn hẹp, không đủ cơ sở hạ tầng nghiên cứu, đặc biệt là không có sức sáng tạo mang tầm quốc gia.

Ông Hàn Ngọc Vũ, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng khẳng định: để xã hội hóa, thương mại hóa công nghệ nhất thiết phải có sự tham gia của Chính phủ, nhà khoa học, DN, các quỹ đầu tư và người tiêu dùng. Bởi nhà khoa học chỉ có thể sáng tạo ra công nghệ nhưng không có nguồn lực nghiên cứu và thiếu hiểu biết thị trường; còn DN là người mua công nghệ, thúc đẩy cải tiến công nghệ, tạo giá trị thặng dư cho công nghệ nhưng lại thiếu vốn, thiếu hiểu biết về công nghệ; ngược lại, Chính phủ với vai trò soạn thảo chính sách, cung cấp vốn, tạo môi trường, nhưng lại thiếu cơ chế chấp nhận rủi ro cho nên đại diện này cũng đề xuất Nhà nước cần tài trợ về đào tạo doanh nhân cho doanh nghiệp KH-CN và lựa chọn người quản lý vốn xã hội hóa.

 

Xã hội hóa đầu tư cho KH-CN…

 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, từ nhiều năm nay bộ KH-CN luôn kiên trì áp dụng tỷ lệ 50/50, tức là cứ 100 đề tài nghiên cứu thì một nửa trong số đó sẽ được đưa vào dự án sản xuất thương mại, 30% dự án được sản xuất thử nghiệm và trong số đó ít nhất 20% đề tài được đầu tư và thương mại hóa trở thành sản phẩm của xã hội. Tuy nhiên nhiều khi con số 20% vẫn còn cao do Bộ không đủ nguồn tài chính, vì vậy nếu Quỹ Xã hội hóa ra đời sẽ hỗ trợ cho khâu sản xuất thử nghiệm và thương mại hóa sản phẩm hàng hóa thành sản phẩm có giá trị.

Bà Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn sơn Kova cũng nhận định, do cơ chế tài chính và chính sách chi cho nghiên cứu khoa học còn bất cập, mặc dù rất nhiều đề tài nghiên cứu tốt nhưng không được ứng dụng vào thực tiễn nên chương trình về xã hội hóa công nghệ sẽ đẩy nhanh việc phát triển công nghệ đang ứng dụng và hỗ trợ các công ty, DN, tổ chức, cá nhân gặp khó khăn hồi phục và phát triển trở lại.

Nhưng để làm được điều này, hầu hết đại diện các DN đều có chung kiến nghị là: nhà nước cần đưa ra chủ trương, ủng hộ mạnh mẽ chương trình xã hội hoá, cho phép hình thành Quỹ xã hội hoá để đồng hành cùng chương trình, cùng với kế hoạch triển khai.

Nhưng quan trọng nhất, theo Bộ trưởng Nguyễn Quân vẫn là làm thế nào để truyền thông được với xã hội, với giới khoa học. Bên cạnh đó truyền thông cho các DN, các tổ chức, cá nhân trong xã hội quan tâm tới việc tạo nguồn tài chính cho hoạt động khoa học, đồng thời sử dụng được kết quả nghiên cứu cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì lúc đó quá trình xã hội hóa công nghệ mới phát huy được vai trò.

Mai Hà


Nguồn tin: Baodatviet.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner