Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Phóng sự ảnh Thứ hai, 25/11/2024 , 12:57 am
Cập nhật : 06/12/2013 , 15:12(GMT +7)
Bảo tồn và phát triển quỹ gen tại Việt Nam

Ngày 03/12 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động KH&CN về quỹ gen giai đoạn 2001 – 2013 nhằm định hướng kết quả hoạt động KH&CN về quỹ gen trong thời gian qua và xác định định hướng đáp ứng các yêu cầu theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/07/2013 về Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và 07 chương trình, đề án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai chiến lược, trong đó, Bộ KH&CN được Chính phủ phân công chủ trì xây dựng Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen tại Việt Nam và coi việc bảo tồn và phát triển quỹ gen là vô cùng cấp thiết, nhất là trong việc thu hút nguồn đầu tư của xã hội với lĩnh vực KH&CN về nguồn gen.

Hội nghị đã tập trung vào một số hoạt động gồm: Tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động KH&CN về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật giai đoạn 2001 - 2013; Tiến hành thảo luận để rút ra kinh nghiệm về công tác quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen; Thảo luận về các phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen ở Việt Nam…

Phần lớn các đại biểu đều thống nhất về các giải pháp tập trung nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn nguồn gen của mỗi địa phương, đơn vị và khẳng định rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng công tác bảo tồn nguồn gen cũng như nghiên cứu KH&CN về quỹ gen.

Bên lề Hội nghị, một số nguồn gen cây thuốc có giá trị tại tại các tỉnh như: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,…đã được giới thiệu tại gian hàng thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Các loại nông sản, thực phẩm có chất lượng cao như: bí đao, khoai môn, giềng,…

Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) đưa ứng dụng thành công công nghệ chăn nuôi và khai thác nguồn gen ngựa bạch cùng với các loại cao ngựa bạch có chất lượng cao.

 

Một số tác phẩm giới thiệu về kỹ thuật trồng cây thuốc; kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc; cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,… do Viện Dược liệu nghiên cứu và sưu tầm.
 

Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra một số phương pháp trồng, trồng, chế biến lấy dầu từ hạt Sở, đặc biệt, ngoài sử dụng làm dầu ăn, dầu Sở còn có thể chế biến thành diezel sinh học, chất bôi trơn, phụ gia,… từ hạt Sở chè, Sở cam, Sở quýt, Sở lê,…

 

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã trao tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân xuất sắc và có nhiều đóng góp trong công tác hoạt động KH&CN về quỹ gen giai đoạn 2001 - 2013.

Ngũ Hiệp – Phương Ly

.


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner