Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 09:13 am
Cập nhật : 11/10/2013 , 07:10(GMT +7)
Bảo hộ giống cây trồng: Yếu vì được bao cấp thành quả nghiên cứu
Ảnh minh họa
Việt Nam đã có 996 giống cây trồng được công nhận giống quốc gia nhưng mới chỉ có 52 giống mới được cấp Bằng bảo hộ về giống. Con số này là quá ít so với tiềm năng hiện có, điều đó cho thấy, vấn đề xác lập quyền cho tác giả giống cây trồng và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chủ yếu được cho là bắt nguồn từ việc Nhà nước bao cấp thành quả nghiên cứu.

Kinh doanh còn "đơn giản"

Kể từ khi trở thành thành viên của Hiệp hội quốc tế về Bảo vệ giống cây trồng mới (năm 2006 đến nay), danh mục loài cây trồng có quyền được bảo hộ ở nước ta do Bộ NN&PTNT công bố khoảng gần 70 loài. Tuy nhiên, hiện mới có 8 loài với số lượng khiêm tốn là 52 giống được cấp Bằng bảo hộ, trong đó lúa là 26, ngô 17, cỏ 1, dưa hấu 2, lạc 1, mướp đắng 3, rau đắng 1, đậu tương 1. Các loài hoa, cây cảnh, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây thủy sinh chưa có giống mới nào được bảo hộ. Điều đáng nói là trong số 52 giống đã được cấp Bằng có tới 60% là giống của các đơn vị nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, số còn lại là các giống mới do các đơn vị trong nước chọn tạo thành công, mà chủ yếu là ở một số đơn vị mạnh như Viện Nghiên cứu Ngô (Viện KH nông nghiệp Việt Nam), Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Sinh học nông nghiệp (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo các chuyên gia, là do chúng ta từ lâu nay đã để tồn tại cơ chế bao cấp từ thành quả của công tác nghiên cứu. Thực tế cho thấy, để bảo đảm có đủ giống tốt, giống mới cung cấp cho sản xuất đại trà, nhiều năm qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giống cây trồng từ trung ương tới địa phương. Trong đó đa phần các cơ quan nghiên cứu khoa học ở trung ương (viện, trung tâm, trường đại học…) làm nhiệm vụ lai tạo, chọn lọc giống mới. Qua khảo nghiệm và sản xuất thử, nếu thành công, giống mới sẽ được công nhận và cho phép sử dụng. Các cơ quan chuyên ngành ở địa phương, nếu thấy phù hợp, chỉ việc tiếp nhận để tổ chức nhân ra giống thương phẩm bán cho nông dân. Sau một vài vụ, giống có biểu hiện thoái hóa sẽ được tổ chức chọn lọc lại nhằm phục tráng để nâng cấp chất lượng hạt giống. Cứ như thế chu kỳ nhân giống thương phẩm số lượng lớn lại tiếp tục được vận hành cho tới khi giống đó không còn thích hợp với sản xuất đại trà. Phương pháp kinh doanh "đơn giản" này tồn tại trong mấy chục năm qua, các cơ quan ứng dụng hoàn toàn được hưởng cơ chế bao cấp từ thành quả của công tác nghiên cứu. Mặt hạn chế của cơ chế này là không tạo được động lực về vật chất và tinh thần cho người nghiên cứu, cũng như không làm bật ra sự năng động, trách nhiệm của người sử dụng (các công ty, đơn vị dịch vụ…). 

Thương mại hóa để bảo hộ quyền

TS Thu Hà, Th.S Huỳnh Văn Nghiệp, Trưởng bộ môn Công nghệ hạt giống, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị đã có hơn 50 giống được công nhận giống quốc gia, cho rằng: Tác giả của những giống lúa nói trên không mấy mặn mà với việc xin cấp văn bằng bảo hộ, bởi việc làm ra các giống lúa tốt được xác định nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất cho nông dân là chính và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Hơn nữa, sau khi giống đến tay nông dân, họ hoàn toàn có thể tự nhân giống, sản xuất theo nhu cầu của mình. Điều này luật hiện hành không cấm. Do vậy, việc độc quyền khai thác giá trị thương mại hầu như không được tính đến.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, thương mại hóa tài sản trí tuệ là cách mà họ áp dụng khi muốn thực hiện việc bảo hộ quyền giống cây trồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, trong điều kiện nước ta hiện nay, việc áp dụng phương thức mua bản quyền để được sản xuất kinh doanh giống mới là rất khó, bởi giá chuyển nhượng bản quyền của một giống còn khá đắt so với điều kiện và khả năng tài chính của các cơ sở (từ vài trăm triệu cho tới hàng chục tỷ đồng). Ngoài ra để quyết định chọn một giống nào đó để mua bản quyền, tiêu chí quan trọng là giống đó, ngoài các ưu thế nổi trội về năng suất, chất lượng… còn phải thích hợp với địa bàn đang và sẽ phục vụ. Để có các thông tin nói trên, người mua phải nghiên cứu, tiếp cận kỹ lưỡng, thậm chí cần kiểm chứng bằng khảo nghiệm, thực nghiệm tại địa phương... Các yêu cầu này, cộng với những thủ tục, quy trình để được công nhận một giống mới và cấp bằng bảo hộ cần một khoảng thời gian dài, phải từ 2 tới 3 vụ trở lên, dẫn tới độ trễ của việc tiếp nhận giống mới ra sản xuất.

Chính vì vậy, TS Lê Hưng Quốc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam cho rằng: Giải pháp trước mắt, Nhà nước cần tăng cường vốn đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu giống, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống ở các viện nghiên cứu, trường đại học. Đây là "vốn gốc" để các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Song song với đó cần chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các nhà khoa học, ít nhất phải ở mức đủ sống để làm nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu mở hơn nữa và cơ chế bảo hộ hữu hiệu cho giống cây trồng mới, bảo đảm cho người tạo ra giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các hoạt động sáng tạo của mình.

Nguồn tin: HàNộiMới

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner