Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 09:20 am
Cập nhật : 08/10/2013 , 09:10(GMT +7)
Báo chí với nhiệm vụ đẩy mạnh truyền thông khoa học
Lãnh đạo Bộ KH&CN cùng lãnh đạo Học viện báo chí thăm các gian hàng tại Tuần lễ Truyền thông KH&CN
Bước vào năm 2013, công tác truyền thông khoa học công nghệ (KH&CN) ngày càng được khẳng định là nhiệm vụ quan trọng của ngành KH&CN trong tiến trình phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội của đất nước.

Nhằm triển khai đạt hiệu quả cao, có chất lượng và hiệu ứng tốt các nhiệm vụ truyền thông về KH&CN, Lãnh đạo Bộ KH&CN đã thực sự quan tâm đến công tác báo chí truyền thông. Đồng thời Bộ KH&CN cũng đã từng bước hoàn thiện tổ chức bộ máy, đa dạng hóa nội dung, nâng cao chất lượng hiệu quả các cơ quan báo chí thông tin truyền thông trực thuộc Bộ. Đảng ủy và Lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo kịp thời để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền KH&CN.

Bài viết này xin đề cập một số nội dung nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai hoạt động báo chí trong truyền thông KH&CN.

Mục đích thực hiện truyền thông khoa học

Xuất phát từ định hướng của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của ngành, công tác truyền thông KH&CN nhằm các mục đích cơ bản sau: nâng cao nhận thức của các cấp quản lý và toàn xã hội về vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển KH&CN - Phản ánh kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, điều hành của Chính phủ nói chung và Bộ KH&CN nói riêng trong lĩnh vực KH&CN.

Triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền và phổ biến các thông tin về KH&CN trong và ngoài nước, các vấn đề quản lý nhà nước của Bộ KH&CN được các tầng lớp nhân dân và xã hội quan tâm - Tuyên truyền kịp thời các đề tài nghiên cứu, thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ, dự án KH&CN đã áp dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, chân dung nhà khoa học, người dân đam mê làm khoa học, ý kiến của nhân vật có nhiều đóng góp cho nền khoa học và công nghệ nước nhà.

Từ các mục đích trên, hoạt động truyền thông cần đáp ứng yêu cầu tuyên truyền kịp thời với nội dung và hình thức phù hợp, có tính thuyết phục tới mọi tầng lớp người dân đồng thời phải gắn với chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển của ngành khoa học.

Xác định được vai trò quan trọng của truyền thông KH&CN, trong thời gian qua, các đơn vị trực thuộc Bộ như (Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Báo Khoa học và Phát triển, Tạp chí KH&CN Việt Nam, Tạp chí Tia sáng, Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ, Viện Năng lượng nguyên tử, Văn phòng Bộ KH&CN...) đã triển khai được nhiều hoạt động tuyên truyền đáp ứng mục đích yêu cầu chung.

Ví dụ một số chương trình truyền thông nổi bật như công tác tuyên truyền về Luật KH&CN năm 2013, Đề án phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp côn nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chiến lược lược phát triển KH&CN đến năm 2020, Đề án phát triển điện hạt nhân, chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ, Chương trình Năng suất Chất lượng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia,...

Hoạt động truyền thông KH&CN địa phương hiện nay chủ yếu do các trung tâm thông tin KH&CN của 63 sở KH&CN đảm nhận. Ngoài ra còn các phòng quản lý KH&CN của các sở; các tổ chức KH&CN, các sở, ban ngành, những tổ chức chủ trì thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cũng là tổ chức tham gia hoạt động truyền thông KH&CN.

Các sở KH&CN thường phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình địa phương định kỳ (hàng tuần, tháng hoặc quý) phát chương trình truyền thông KH&CN; tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề về các vấn đề quản lý nhà nước về KH&CN,…Ngoài ra, các Sở KH&CN còn có website, tờ tin, có sở ra hàng tháng. Đa số các hoạt động thông tin ở các địa phương còn tập trung chủ yếu đến việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến, các quy trình ứng dụng KH&CN tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Hiện Việt Nam có gần 1000 cơ quan báo chí, trong đó có nhiều ấn phẩm đã có chuyên trang KH&CN, đặt song song với các chuyên mục khác như văn hóa, giáo dục, y tế,… với tần suất phát hành từ 1-2 tuần/trang. Trên Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam, chuyên mục KH&CN được phát sóng 1-2 số/tuần, thời lượng từ 10-45 phút/số.

Trong các chương trình đó, có nhiều chuyên trang, chuyên mục do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (CESTC) phối hợp thực hiện, như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2), Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các báo Nhân dân, Lao động, Đất Việt, Hà Nội mới, Đại biểu Nhân dân, Báo Công thương, Kinh tế Việt Nam, Báo Điện tử VietNamNet.vn,…

TS. Nguyễn Xuân Toàn chủ trì hội thảo khoa học: “Báo chí với truyền thông khoa học và công nghệ” tổ chức tại Học viện báo chí tuyên truyền tháng 9/2013.

Ngoài ra, còn rất nhiều chuyên trang KH&CN trên Cổng Thông tin điện tử của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố, sở KH&CN các địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức KH&CN,… Hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức KH&CN còn thể hiện qua các hội thảo, hội nghị, tập huấn,…

Có thể khẳng định rằng số lượng các cơ quan thông tấn báo chí và đội ngũ phóng viên biên tập viên viết về KH&CN ngày càng đông đảo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tâm huyết với nghề, đam mê lĩnh vực KH&CN. Nội dung phản ánh phong phú đa dạng rộng khắp và sâu sắc trên nhiều chủ đề và tại mọi địa bàn, đáp ứng mong mỏi của độc giả, đại chúng.

KH&CN ngày càng nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Hoạt động truyền thông  KH&CN vì vậy cũng được quan tâm và chú trọng đầu tư. Có thể nói, hoạt động truyền thông KH&CN đã trải đều, rộng khắp từ Trung ương đến địa phương, trở thành công cụ đắc lực để chuyển tải thông tin KH&CN đến với công chúng, đưa KH&CN ứng dụng rộng rãi vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

Tuy nhiên, việc huy động được mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, thậm chí các đầu mối tại các địa phương, đơn vị về truyền thông KH&CN đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả. Công tác truyền thông KH&CN cũng chưa có một nội dung xuyên suốt để các đơn vị căn cứ vào đó triển khai,...

Tiếp tục đẩy mạnh…

Nhìn chung hoạt động truyền thông KH&CN đã đạt được thành tích nhất định song vẫn chưa đáp ứng được thực tiễn nhu cầu phát triển, đặc biệt trong giai đoạn vượt khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, xu thế toàn cầu hóa cũng như để đáp ứng mục tiêu đưa Việt Nam vào năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trước thách thức như vậy, công tác truyền thông KH&CN cần được đẩy mạnh hơn nữa. Nhìn nhận cả thực tế trong nước và tìm hiểu về truyền thông tại một số nước, xin đề cập một số giải pháp sau:

Tuần lễ truyền thông khoa học công nghệ đã thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham dự.

Huy động và phối hợp rộng rãi các cơ quan báo chí xây dựng các chương trình, chuyên mục KH&CN, để KH&CN đến gần và nhanh với công chúng. Ngoài báo chí trung ương, báo chí tại các bộ ngành, các địa phương, đặc biệt tại các vùng-khu trọng điểm kinh tế của đất nước chính là lực lượng quan trọng làm công tác tuyên truyền về KH&CN có hiệu ứng xã hội cao. Từng bước hình thành mạng lưới báo chí, liên kết các cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên, lực lượng chuyên viết về KH&CN và cán bộ làm công tác truyền thông của Bộ KH&CN.

Tạo điều kiện và động viên được đội ngũ cộng tác viên đông đảo viết về KH&CN, đó là các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân và người dân say mê với khoa học, họ cũng đồng thời là nhân vật trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo KH&CN.

Các đơn vị hoạt động trong ngành KH&CN, đặc biệt là các đơn vị báo chí truyền thông phải là nòng cốt làm truyền thông đại chúng về KH&CN, đảm bảo tính thời sự, kịp thời và có tính thuyết phục nhất mọi mặt hoạt động của ngành, kết nối cung cầu giữa nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao với sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội. Triển khai phong phú các loại hình truyền thông KH&CN, tiến tới xây dựng kênh truyền hình chuyên sâu về KH&CN.

Nhân ngày KH&CN Việt Nam - 18/5 hàng năm (đã được ấn định trong Luật KH&CN sửa đổi năm 2013), tổ chức Ngày KH&CN rộng khắp tại các địa phương và các cơ sở khoa học nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về KH&CN đối với toàn xã hội, đặc biệt cho giới trẻ: tiếp cận của công chúng với KH&CN; đồng loạt triển khai các nội dung mang tầm quốc gia về KH&CN; tổ chức Tuần lễ KH&CN Việt Nam phong phú sôi động hấp dẫn (hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo KH&CN, truyền thông KH&CN…).

Cần thiết xây dựng và hoàn thiện Đề án Chiến lược truyền thông KH&CN quốc gia, bao gồm mạng lưới các công viên khoa học, bảo tàng khoa học và các hoạt động về thông tin tuyên truyền, phổ biến KH&CN học tập một số mô hình truyền thông cộng đồng trong khu vực và trên thế giới như: giao lưu giữa thanh thiếu niên, học sinh sinh viên với nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, với các doanh nghiệp, gánh xiếc khoa học, chuyên mục “Khoa học vui”, tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn theo các đối tượng người dân,...

Tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về truyền thông KH&CN trong các cơ sở nghiên cứu đào tạo và các đơn vị triển khai nhiệm vụ truyền thông KH&CN. Hình thành các đơn vị chuyên nghiệp, từng bước xây dựng hạ tầng phục vụ công tác truyền thông KH&CN. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về truyền thông KH&CN.

TS. Nguyễn Xuân Toàn, GĐ Trung tâm NC&PT truyền thông  KH&CN, Bộ KH&CN

 

Nguồn tin: Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner