Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 03:03 pm
Cập nhật : 02/04/2013 , 08:04(GMT +7)
Bán mũ bảo hiểm giả bị phạt 200 triệu
Băn khoăn mũ bảo hiểm thật - giả?
Trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại mà Bộ Công Thương vừa công bố để lấy ý kiến, cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm giả có thể bị phạt tới 200 triệu đồng.

Theo đó, mức xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả được đặt ngang với hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh giả. Nếu đại lý bán một lượng mũ bảo hiểm giả tương đương với lượng mũ thật trị giá 30 triệu đồng sẽ bị phạt 200 triệu đồng.

Trước đó, TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp cho rằng: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 06, rất khó khăn để xác định một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không? Ngay chiếc mũ do UB ATGT tặng cũng chưa biết có đạt chuẩn hay không?

Nếu dựa vào bộ quy chuẩn này, để bắt người đội mũ cũng như công an, cảnh sát nắm được, đối chiếu kiểm tra xác định hợp chuẩn hay không hợp chuẩn là một sự đánh đố.

Do đó, quy định buộc người dân phải biết mũ thật, mũ giả và là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính là thiếu thuyết phục.

Tại Điều 3 và Điều 4, của Thông tư 06 quy định mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe máy phải có đủ các tính năng: Giảm chấn thương vùng đầu cho người đội khi có va chạm, tai nạn; Có cấu tạo đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ rung động và quai đeo có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có mũ lưỡi trai mềm thì độ dài không quá 70mm, có góc nghiêng không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có lưỡi trai cứng thì độ dài không được lớn hơn 50mm… Nếu có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm; Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; được gắn với dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa.

Với những qui định này thì đôi khi ngay cả lực lượng quản lý thị trường cũng không biết đâu là mũ bảo hiểm giả, chứ chưa bàn đến người bán mũ bảo hiểm hay người đội chúng liệu có phân biệt được thật - giả

Dự thảo quy định, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng có thể bị phạt 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu số hàng giả đó tương đương với một khối lượng hàng thật có giá trị 1 triệu đồng. Nhưng có thể phạt đến 100 triệu đồng nếu lượng hàng giả đó tương đương lượng hàng thật có giá trị 30 triệu đồng trở lên.Trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, có thể bị phạt đến 70 triệu đồng trong trường hợp số hàng giả đó tương đương với lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Một hành vi khác là buôn bán tem, nhãn, bao bì giả bị phạt đến 50 triệu đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng trên 10.000 cái (chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương).

Mặt khác, nếu số hàng giả đó hay tem, nhãn, bao bì giả là những mặt hàng thuộc lĩnh vực lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi so với mức phạt nói trên.

Các hành vi trên cũng sẽ bị tịch thu hàng hóa, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 3 tháng đến 6 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

 

Nguồn tin: Báo Đất Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner