Là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Lặp lại thị trường phân bón Việt Nam” do Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp tổ chức diễn ra ngày 28/9 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hoạt động sản xuất phân bón, hiện nay có khoảng 22 Tiêu chuẩn Kỹ thuật quốc gia (TCVN) về phân bón, phương pháp thử các chỉ tiêu có trong phân bón đã được ban hành; Trong đó, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về quản lý phân bón gồm: QCVN về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; QCVN về chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác; tiếp tục xây dựng và ban hành khảo nghiệm phân bón cho các loại cây trồng (cây hàng năm, lâu năm) bố sung một số TCVN, QCVN về phương pháp thử,…
Về công nghệ sản xuất, các loại phân bón được tạo ra từ các phản ứng hóa học hoặc biến đổi tính hóa lý của sản phẩm (phân lân nung chảy). Việt Nam hiện mới chủ động sản xuất được một số loại phân bón Ure, Super phosphate, phân lân nung chảy,… Hiện nay, một số cơ sở đang đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất phân hỗn hợp NPK từ phản ứng hóa học, công nghệ tạo hạt bằng tháp cao, tuy nhiên, mới đang ở giai đoạn khảo sát hoặc dự án.
Đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TW Hiệp hội phân bón Việt Nam, TW Hội Nông dân Việt Nam, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia.
Số liệu của Tổng cục Hải quan chỉ rõ, năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón đạt 793 nghìn tấn, trị giá 280 triệu USD, trong đó thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu là thị trường Đông Nam Á.
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, số vụ vi phạm phân bón giả, phân bón kém chất lượng bị phát hiện và xử phạt lên tới 4.000 vụ/năm. Riêng 7 tháng năm 2016 đã kiểm tra 1.356 vụ, phát hiện xử lý 399 vụ vi phạm, xử phạt hành chính 3,985 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Hiệp hội Phân bón, cả nước có từ 800-1.000 cơ sở sản xuất mặt hàng này. Trong đó, gần 50% số mẫu phân bón được kiểm tra không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký, công bố trên bao bì. Các đối tượng lợi dụng kẽ hở quy định pháp luật về tổng chất lượng dinh dưỡng, mập mờ hàm lượng trên vỏ bao bì... gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân và có tác động tiêu cực đến nền kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc ngăn chặn hoạt động sản xuất phân bón giả trên thị trường hiện nay nhằm giảm thiếu tối đa sự tác động tiêu cực của việc sản phân bón giả đối với phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
Tin, ảnh: Ngũ Hiệp