Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 03:21 pm
Cập nhật : 15/12/2010 , 14:12(GMT +7)
Áp dụng KH&CN nâng cao năng suất chè ở Việt Nam
Chăm sóc chè Olong giống tại TX Phú Thọ
Theo số liệu thống kê của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc (Viện), tính đến năm 2008 tổng diện tích chè cả nước là 131487 ha, năng suất chè búp đạt 7,15tấn/ha và đạt 165 ngàn tấn chè khô, thu về từ xuất khẩu là 133,150 triệu USD.

 

Đưa khoa học đến với người trồng chè

Sản xuất chè của Việt Nam có nhiều lợi thế như, đa dạng phong phú về nguồn giống, đất đai khí hậu phù hợp, có điều kiện quy hoạch thành nhiều vùng trồng chè chuyên canh rộng lớn. Đến nay, năng suất chè Việt Nam đã đạt tầm tương đương năng suất chè của thế giới. Tuy nhiên, cây chè Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế khi ra thị trường thế giới. Sản phẩm chè chưa đa dạng mẫu mã nên chưa thu hút được khách hàng khó tính nên sức cạnh tranh thấp. Đặc biệt, nhà máy chế biến chè chưa gắn với sản xuất nguyên liệu do đó nguyen liệu chè cung cấp cho nhà máy chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và sản phẩm chè cũng chưa đạt tiêu chuẩn an toàn. Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá thành chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của sản phẩm chè thế giới.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; nhưng một trong những nguyên nhân chính là ngành  chè Việt Nam chậm áp dụng qui trình kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, mặt khác việc trồng và chế biến chè còn tự phát chưa tuân theo nhu cầu thị trường để chọn lựa giống, công nghệ trồng, thu hái và chế biến sản phẩm. Hơn nữa chưa gắn xây dựng vùng nguyên liệu chè với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. 

Theo TS Đỗ Văn Ngọc - Viện KHKT Nông Lâm miền núi phía Bắc, để khắc phục tình hình trên, trước hết cần tập trung nghiên cứu, tuyển chọn và chuyển giao giống, đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu chè giống mới gắn liền với nhà máy chế biến cùng dây chuyền thiết bị chế biến phù hợp để tạo ra sản phẩm thoả mãn yêu cầu của thị trường.

Một trong những áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại mang lại lợi ích lớn là áp dụng hệ thống tưới nước trên nương chè. Việc áp dụng này đã tiết kiệm đáng kể nước,  ngoài ra nó còn làm tăng năng suất và chất lượng búp chè, đặc biệt giảm hẳn tình trạng sâu hại chè.

Ông Hoàng Văn Tuyển, PGĐ Sở KH&CN Phú Thọ cho biết, thời gian qua nhiều hộ trồng chè Ôlong tại TX Phú Thọ đã áp dụng KHKT vào trồng và sản xuất chè như sử dụng máy hái chè của Nhật Bản và hệ thống chế biến chè Ôlong của Đài Loan  nên chất lượng chè được nâng cao rõ rệt.

 

Kết quả bước đầu và hướng đi trong thời gian tới

Trong một hội thảo khoa học mới diễn ra tại Hà Nội, TS Đỗ Văn Ngọc cho hay, từ năm 2006 đến nay Viện đã nghiên cứu và thông qua hội đồng khoa học Bộ NN&PT NT 8 giống chè mới, trong đó có 4 giống chè quốc gia là giống LDP2. Kim Tuyên, Thuý Ngọc và Phúc Vân Tiên; 4 giống chè công nhận tạm thời cho sản xuất thử là chè Shan Chất Tiền, Tham Vè, PH8 và PH9. Việc thông qua này đã nâng tỷ lệ giống chè mới trong sản xuất chiếm 47,8% diện tích chè cả nước. Công tác thu thập nguồn quỹ gen giống chè cũng được đẩy mạnh, bổ sung cho vườn tập đoàn lên tới 29 giống chè mới, đưa tổng số giống của tập đoàn lên 180 giống.  Những giống chè mới được đưa vào sản xuất đều cho năng suất tốt. Đặc biệt, Giống chè LDP2 mang đặc tính sinh trưởng mạnh, thích ứng với điều kiện ở Việt Nam cho năng suất  12,88 tấn/ha tăng 88% so với chè bản địa. Riêng ở Phú Hộ - Phú Thọ năng suất đạt 20-27tấn/ha.

Việc nghiên cứu đưa KHKT vào canh tác chè cũng đã đạt được kết qủa tốt. như thay thế đốn chè thủ công bằng dao, kéo sang đốn chè bằng máy do Nhật Bản chế tạo. Kết quả cho thấy năng suất đốn tăng hơn đốn thủ công 7-10 lần, tạo tán chè phẳng thuận tiện cho áp dụng hái chè bằng máy, giúp cây chè sinh trưởng khoẻ và đồng đều.

TS Đỗ Văn Ngọc khẳng định, áp dụng KHKT trong ngành chè tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn, trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục chuyển giao các giống chè mới và trồng thay thế các nương chè giống cũ  năng suất và chất lượng thấp để nâng diện tích chè giống chọn lọc chiếm 65% diện tích chè trong cả nước. Chú ý tới việc xây dựng vùng nguyên liệu chè có năng suất chất lượng an toàn gắn với nhà máy chế biến tạo điều kiện áp dụng hệ thống liên hoàn, đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ trồng chè, canh tác, thu hoạch bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất chè Việt Nam.

 

Hoàng Anh

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner