|
|||
Để có thể làm được điều ấy, các bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y đã phải trải qua một thời gian dài vất vả, gian truân, "lao tâm khổ tứ" đặc biệt là ở khâu "hậu trường" để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của người đi "mở đường", mang lại hy vọng sống cho những bệnh nhân mang căn bệnh vẫn được coi là nan y vào loại bậc nhất trong số các loại bệnh này. 1. Nằm trong phòng vô trùng tuyệt đối ở khu vực phẫu thuật của Bệnh viện 103, bệnh nhân Bùi Văn Nam đã trở lại với những sinh hoạt đầu tiên của một người bình thường dẫu trên người vẫn còn chằng chịt những ống dẫn, truyền dịch, theo dõi nhịp đập của tim... Anh đã ăn được hai lưng cơm mỗi bữa, đã gọi điện thoại cho vợ, con... để hồ hởi kể về sức khỏe đang bình phục ngày một tốt hơn của mình, đã đi được những bước đầu tiên trong phòng kể từ ngày phẫu thuật và đôi môi của anh đã trở nên hồng hào chứ không còn thâm tím như của người bị bệnh tim. Đặc biệt, trọng lượng của anh vẫn giữ nguyên như trước khi phẫu thuật là 45kg mà không hề suy giảm. Anh tâm sự: "Có ai ngờ rằng, tôi có thể được như ngày hôm nay. Vì với căn bệnh cơ tim thể giãn, suy tim độ 4, thực sự tôi đã... chờ chết. May sao, nhờ sự tiến bộ của y học, nhờ các bác sĩ như bác sĩ An đây mà giờ đây tôi được cứu sống và như được sinh ra lần thứ 2". "Bác sĩ An" mà bệnh nhân nói đến chính là PGS - TS - Thiếu tướng Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, người đã có đóng góp rất lớn cho sự thành công của ca ghép tim đầu tiên này. Trò chuyện với phóng viên ANTG, ông cho biết, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước "Ghép tim trên cơ thể người" mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã giao cho Bệnh viện 103 - Học viện Quân y từ ngày 7/7/2009 như là một "tiền đề", một "bệ phóng" vững chắc cho việc ghép tim. Đây là một đề tài cụ thể hóa ước mơ của biết bao nhà khoa học, trong đó không thể không kể đến cố GS.TS Tôn Thất Tùng, "cha đẻ" của chuyên ngành tim học Việt Theo yêu cầu của đề tài, việc ghép tim phải được thực hiện ít nhất trên 2 bệnh nhân và thời gian thực hiện bắt đầu từ cuối năm 2010. Thế nhưng việc ghép tim đã được thực hiện sớm hơn so với dự định khoảng nửa năm sở dĩ là do hai nguồn "cung ứng": nội tạng - cụ thể ở đây là tim và "nhân lực" sẵn sàng trở thành bệnh nhân đầu tiên thí nghiệm ghép tim không phải lúc nào cũng dễ dàng có. Đặc biệt là tạng được hiến. Bởi vậy, khi có tạng, phải thực hiện ngay nếu không cơ hội qua đi thì việc ghép tạng sẽ cực kỳ khó khăn bởi vì người chết não chỉ lưu giữ được từ 24 - 48 giờ. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất của ghép tim và tạng nói chung hiện nay ở nước ta. Khi tôi hỏi: "Vậy việc ghép tim diễn ra trong hoàn cảnh đột xuất và gấp gáp như vậy, có làm cho quá trình phẫu thuật thiếu chủ động và gặp khó khăn?". PGS-TS Hoàng Mạnh An chia sẻ: "Thực ra, chúng tôi chỉ bất ngờ về yếu tố thời gian, còn đội ngũ bác sĩ thực hiện ghép tim, cơ sở hạ tầng để thực hiện ca ghép đó như trang thiết bị, phòng phẫu thuật... đã được chuẩn bị từ trước đó rất lâu, trước cả khi đề tài "Ghép tim trên cơ thể người" được giao cho Bệnh viện 103 thực hiện. Vì với vai trò là "cái nôi" ghép tạng (do những ca ghép gan, thận... đều được thực hiện ở đây) nên khi nhận thấy nhu cầu ghép tim ở trong nước rất lớn, chúng tôi đã chuẩn bị cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất để quyết tâm "tiên phong" trong lĩnh vực ghép tim đầu tiên tại Việt Nam". 2. Nhưng cho dù có chuẩn bị chu đáo thì ca ghép tim đầu tiên vẫn đặt ra rất nhiều thách thức, âu lo không chỉ cho bệnh nhân mà cho chính đội ngũ y, bác sĩ thực hiện. Khó khăn đầu tiên mà các bác sĩ Bệnh viện 103 gặp phải là làm thế nào để tiếp cận với phương pháp ghép tim tiên tiến trên thế giới? Với kinh nghiệm ghép thận và gan trước đó thì việc lĩnh hội kỹ thuật, chuyên môn sẽ không phải là "vấn đề" đối với các nhà khoa học mà khó khăn nhất lại là lựa chọn phương pháp vừa tiên tiến vừa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước hiện tại. Với phương châm như vậy, các bác sĩ Bệnh viện 103 đã chọn con đường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia phát triển về y tế như Sau đó, đưa đội ngũ bác sĩ phẫu thuật đi tu nghiệp, nâng cao tay nghề tại những quốc gia này. Và một mục tiêu mà Bệnh viện 103 đặt ra cho đội ngũ bác sĩ phẫu thuật là nỗ lực phấn đấu để được tham gia vào ê kíp thực hiện bất kể phẫu thuật gì liên quan đến tim. Phẫu thuật ấy càng phức tạp càng tốt để từ đó có thể tổng hợp, chọn lọc những gì tinh túy nhất từ các phương pháp phẫu thuật nhằm áp dụng thích hợp cho các bệnh nhân ở trong nước. Và 20 bác sĩ trong đội ngũ phẫu thuật tim của Bệnh viện 103 đã khăn gói lên đường xuất ngoại trong điều kiện "thắt lưng buộc bụng", giản tiện tối đa sinh hoạt cá nhân nhằm dành dụm chi phí cho việc học tập và mua sách vở.
Có được phương pháp phẫu thuật tim rồi thì tiến hành thử nghiệm trên người lại là khó khăn tiếp theo của các bác sĩ Bệnh viện 103. Đây cũng chính là khó khăn lớn nhất trong quá trình ghép tạng. Biết tìm ở đâu trong khi ở Việt Vậy là trong khi chờ đợi có tạng để ghép, các bác sĩ đã phải thực hành trên 3 con lợn, là động vật có tim cấu tạo gần giống với người nhất. Và ở cả 3 con lợn, ghép tim đều thành công. Con lợn sống lâu nhất sau khi ghép tim là 72 giờ. Tuy nhiên, từ ghép tim cho lợn đến ghép tim trên người vẫn là một khoảng cách rất xa, mặc dù cấu tạo của tim lợn giống với tim người nhất như đã nói. Bởi vậy, tìm kiếm được quả tim để ghép vẫn là mục tiêu số 1 của các bác sĩ Bệnh viện 103. PSG-TS Hoàng Mạnh An cho biết: "Không như hiến thận hay gan, sau khi hiến xong, người hiến vẫn sống bình thường do chỉ mất đi một lá gan hay một quả thận. Còn hiến tim, ngay sau khi lấy tim khỏi lồng ngực, người hiến tử vong ngay. Do vậy, để tìm được người hiến tim cực kỳ khó".
Nhưng khó khăn hơn cả để người hiến tim cũng như thân nhân của họ đồng ý là yếu tố tâm linh vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, nếp nghĩ của người Việt - "chết phải toàn thây" nếu không như vậy là chết thảm, chết khổ sở, chết mà vẫn chưa yên.... Cho nên khi vận động, thuyết phục người hiến tim cho ca ghép đầu tiên, các bác sĩ ở Bệnh viện 103 đã phải rất vất vả, mất nhiều thời gian. Thậm chí, bệnh viện phải nhờ đến sự vận động của một số cơ quan, đoàn thể có liên quan mới thuyết phục được gia đình người hiến tim đồng ý ký vào bản cam kết hiến tạng. PGS-TS Hoàng Mạnh An cũng cho biết thêm: “Khoảng 2 tháng nữa, Trung tâm Điều phối tạng của Bộ Y tế sẽ ra đời, hy vọng sẽ cải thiện tình hình khó khăn về nguồn tạng để ghép hiện nay". Tìm người hiến tạng đã khó, tìm người "tiên phong" thử nghiệm ghép tim cũng khó khăn chẳng kém. Thì đúng thôi, là người đầu tiên thử nghiệm, chỉ có hai phương án cho họ lựa chọn hoặc là sống hoặc là chết. Mà như vậy thì thà "sống đui, sống cụt" kéo dài được ngày nào hay ngày ấy còn hơn là mang mạng sống của mình ra "đánh cược" với số phận. Chả thế, với suy nghĩ ấy, danh sách ban đầu từ 70 người cần ghép tim, sau khi xin rút số bệnh nhân này chỉ còn 20 rồi "chốt" lại ở số cuối cùng là 10 bệnh nhân. Tuy nhiên, trong số 10 bệnh nhân đó chỉ cần 1 người xung phong ghép tim thử nghiệm. Thế mà phải vận động, động viên mãi thậm chí ưu tiên điều trị miễn phí 100% trong suốt quá trình điều trị rồi cả thời gian "hậu" ghép tim sau này, một bệnh nhân 17 tuổi mới đồng ý thử nghiệm. Vậy mà đến giờ chót chuẩn bị ghép tim, bệnh nhân này cùng bố mẹ lại thay đổi quyết định khiến cho cả tập thể bác sĩ Bệnh viện 103 phải đau lòng, dứt ruột chứng kiến một quả tim của người hiến tạng phải... bỏ đi. Trong khi, để có nó không biết các bác sĩ đã phải khó khăn biết nhường nào. Đến bệnh nhân Bùi Văn Nam sau này, Bệnh viện 103 cũng phải làm "công tác tư tưởng" mãi như PGS-TS Hoàng Mạnh An cho biết: "Đến nỗi không đếm nổi bao nhiêu lần vận động" bệnh nhân Bùi Văn Nam mới chấp thuận là người thử nghiệm ghép tim đầu tiên. Nhưng..." - PGS-TS Hoàng Mạnh An nói tiếp: "Anh ấy là một người quả cảm, sẵn sàng hy sinh cho nền y học Việt 3. Trong cả quá trình chuẩn bị từ nhân lực tới tạng ghép, bệnh nhân thử nghiệm... hầu như ở khâu nào, các bác sĩ Bệnh viện 103 cũng đều gặp khó khăn, trắc trở. Vậy mà, PGS-TS Hoàng Mạnh An tâm sự: "Chưa bao giờ những khó khăn ấy làm chúng tôi chán nản, chùn bước, ngược lại nó chỉ khiến tập thể y, bác sĩ chúng tôi quyết tâm hơn, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để ca ghép tim đầu tiên phải thành công tốt đẹp". Và quả là ca ghép tim đã diễn ra tốt đẹp hơn cả mong đợi, đền bù xứng đáng những nhọc nhằn, "hao tâm tổn sức" mà các bác sĩ đã phải trải qua. Đúng 9h sáng ngày 17/6, ca ghép tim bắt đầu thực hiện với 2 phòng phẫu thuật bố trí cạnh nhau. Một phòng để lấy tim ghép. Phòng còn lại dùng để ghép tim. Hai kíp bác sĩ phẫu thuật mỗi kíp 10 người cùng tiến hành song song việc cho và nhận để quá trình ghép tim diễn ra nhịp nhàng, "ăn ý" mà không xảy ra bất kể sai sót nào. Tất cả đã được căn chuẩn đến từng phút về mặt thời gian như 40 phút lấy tim và ghép tim, rửa tim trong dung dịch và làm lạnh ở nhiệt độ 40C trong vòng 15 phút. Ngoài ra gây mê, hồi sức mỗi khâu mất khoảng 15 phút... Và kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ca ghép tim đã diễn ra đúng 1 giờ 50 phút. PGS-TS Hoàng Mạnh An tâm sự: "Lúc tiến hành phẫu thuật ấy, tôi luôn luôn trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng đến nỗi mặc dù đứng theo dõi trong phòng điều hòa nhưng mồ hôi của tôi cứ túa ra như thể tôi mới là người đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết vậy chứ không phải bệnh nhân". Trả lời cho câu hỏi: "Đối với những bệnh nhân ghép tim, tuổi thọ của họ có thể kéo dài thêm bao lâu". PGS-TS Hoàng Mạnh An vui vẻ chia sẻ: "Hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này. Vì theo con số thống kê của các chuyên gia thì sau khi ghép tim, 98% bệnh nhân trở về cuộc sống của người bình thường, Có thể kéo dài tuổi thọ từ 32 - 45 năm như nhiều bệnh nhân ở các nước Tây Ban Nha, Trung Quốc... PGS-TS Hoàng Mạnh An cũng khuyến cáo thêm: "Đối với bệnh nhân tim, càng ghép tim khi tuổi còn trẻ thì sự thích ứng với quả tim mới càng tốt và "tốc độ" bình phục nhanh...". Cho đến giờ này thì chi phí cho việc ghép tim dẫu chưa có thống kê cụ thể nhưng theo các bác sĩ trong đội phẫu thuật tim của Bệnh viện 103, chắc chắn chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều so với những nước khác. Như ghép thận, nếu ở nước ngoài kinh phí là 25 - 45 nghìn USD, tùy theo từng nước thì ở trong nước chưa đến 10 nghìn USD. Ca ghép tim đầu tiên đã khép lại với sự thành công mỹ mãn và mở ra một cuộc sống mới không những cho bệnh nhân Bùi Văn Nam mà còn nhiều bệnh nhân bị tim khác. Và chắc chắn sau này, trong lịch sử của kỹ thuật ghép tạng tại Việt |