|
|||
Thật ra, câu hỏi không nên đặt ra, bởi vì công bố kết quả nghiên cứu trên các tập san khoa học quốc tế gần như là một điều tất yếu trong hoạt động khoa học. Chuẩn mực trong nghiên cứu
Sau khi cụ rùa được di dời vào khu “đặc trị” và xét nghiệm lại xuất hiện một tranh cãi đáng lẽ không cần tranh cãi. Khi được hỏi có nghi ngờ về rùa Hồ Gươm là một giống rùa mới trên thế giới, và khi được báo chí hỏi có nên công bố cho cộng đồng khoa học quốc tế biết, nhiều chuyên gia hàng đầu lí giải dài dòng để trả lời một chữ đơn giản: không. Không công bố trên các tập san khoa học quốc tế về giống rùa (có thể) là mới này. Đó là một cách làm khoa học rất lạ. Lạ vì không đúng chuẩn mực nghiên cứu khoa học. Một trong những chuẩn mực trong nghiên cứu khoa học là kết quả phải được công bố trên các tập san có bình duyệt (peer review). Những bài báo hay kết quả trên các tập san này được xem là những chứng từ khoa học. Những chứng từ này sẽ được lưu lại trong khoa học như là tri thức, và sẽ được đồng nghiệp quốc tế trích dẫn như là những dữ liệu thật đã qua kiểm chứng và bình duyệt nghiêm chỉnh. Sau khi cụ rùa được di dời vào khu “đặc trị” và xét nghiệm lại xuất hiện một tranh cãi đáng lẽ không cần tranh cãi. Khi được hỏi có nghi ngờ về rùa Hồ Gươm là một giống rùa mới trên thế giới, và khi được báo chí hỏi có nên công bố cho cộng đồng khoa học quốc tế biết, nhiều chuyên gia hàng đầu lí giải dài dòng để trả lời một chữ đơn giản: không. Không công bố trên các tập san khoa học quốc tế về giống rùa (có thể) là mới này. Đó là một cách làm khoa học rất lạ. Lạ vì không đúng chuẩn mực nghiên cứu khoa học. Trong nhiều trường hợp, những chứng từ này có thể thụ lí trong các phiên tòa. Chẳng hạn như trong một phiên tòa trước đây ở Mĩ một chuyên gia xuất hiện trước tòa trong vai trò nhân chứng báo cáo rằng ông phát triển một kĩ thuật có thể đo lường huyết áp và biết người đó nói thật hay nói dối. Tuy nhiên tòa không chấp nhận chứng cứ đó, vì ông chưa bao giờ công bố sáng kiến của mình trên một tập san khoa học có bình duyệt. Cần phải phân biệt tập san có bình duyệt và tập san không có bình duyệt. Tất cả các tập san khoa học quốc tế trong danh mục ISI đều có ban biên tập mà thành viên từ nhiều nước trên thế giới, và cơ chế bình duyệt tốt. Thông thường, một bài báo khoa học gửi đến cho tập san phải trải qua 2 hoặc 3 lần bình duyệt của các chuyên gia quốc tế trong ngành. Các chuyên gia này được chọn để bình duyệt bài báo vì họ có uy tín trên trường quốc tế (thể hiện qua thành tích nghiên cứu cá nhân) và có quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu.Tuy cơ chế bình duyệt chưa phải là hoàn hảo, nhưng đó là cơ chế tốt nhất hiện nay. Cơ hội hợp tác quốc tế trong khoa học Trên thế giới có rất nhiều (trên 100.000 tập san khoa học) nhưng chỉ có khoảng 16.000 tập san được công nhận. Được “công nhận” ở đây có nghĩa là nằm trong danh bạ ISI (Viện thông tin khoa học – Institute of Scientific Information). Cho đến nay, các nước như Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc có một số tập san khoa học nằm trong danh bạ ISI. Riêng Việt Nam chưa có một tập san khoa học được ISI công nhận. Một trong những khác biệt chính giữa tập san khoa học Việt Nam và quốc tế là cơ chế bình duyệt. Phần lớn các tập san khoa học Việt Nam, nhất là ngành y sinh học, không có ban biên tập quốc tế, không có cơ chế bình duyệt nghiêm chỉnh. Thật vậy, phần lớn các tập san Việt Nam không có ban biên tập quốc tế và cũng chẳng có bình duyệt. Vì thế, có thể nói rằng những công trình công bố trên các tập san khoa học Việt Nam có chất lượng thấp hoặc rất thấp. Từ kinh nghiệm đó, có thể nói rằng quan điểm chỉ công bố loài rùa mới (nếu thật sự mới) trên tập san khoa học Việt Nam là một quan điểm có tầm nhìn ngắn và hẹp. Nếu chỉ công bố trên tập san Việt Nam, thì sẽ có rất ít người đọc, và đồng nghiệp quốc tế không có cơ hội để thẩm định giá trị của nghiên cứu. Một khám phá loài vật quí hiếm -- nếu phương pháp phân tích đúng -- mà chỉ công bố trên tập san Việt Nam thì làm sao có cơ hội trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp quốc tế. Theo Đất Việt
|