|
|||
Sông Mekong từ lâu nổi tiếng với những dòng chảy xiết và là nguồn sống của nhiều thế hệ con người, đang có nguy cơ phải đối mặt với một thảm họa sinh thái nếu dự án xây đập Xayaburi ở Lào trị giá 3,5 tỉ USD được thực hiện. Theo các chuyên gia và các nhà địa lý, nếu MRC thuận cho xây đập thì quyết định đó sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái ở khu vực hạ lưu sông Mekong. Việc xây dựng đập Xayaburi đã gây nhiều tranh cãi trên giữa các nước có sông Mekong chảy qua và dư luận quốc tế. Bà Ame, cán bộ vận động chính sách vùng Mekong, tổ chức sông ngòi quốc tế cho rằng, các báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) chỉ ra rằng, Lào chưa cần cấp thiết xây dựng thủy điện Xayaburi, vì nó đe dọa tới lượng thủy sản sống trên dòng sông, từ đó đe dọa nguồn thực phẩm của hàng chục triệu người. Trong một cuộc họp khác, ông Trương Hồng Tiến - chuyên viên văn phòng thường trực, Ủy ban sông Mekong Việt Nam - cho biết trong các quốc gia trong Ủy hội sông Mekong (MRC) thì Lào có lợi nhất từ đập Xayabury. Trong khi đó, lượng thủy sản của Việt Nam sẽ giảm từ 200.000 - 400.000 tấn/năm. Ngay sau khi có thông tin đầy đủ sẽ có báo cáo lên Chính phủ để đề nghị Lào trì hoãn quyết định xây dựng đập Xayaburi" Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã đề xuất hoãn xây đập thủy điện Xayaburi. WWF cho biết tổ chức này ủng hộ việc hoãn xây dựng các đập, trong đó có đập Xayaburi, trên dòng chính hạ lưu sông Mekong trong vòng 10 năm tới nhằm đảm bảo tất cả các tác động của việc xây dựng và vận hành đập được đánh giá một cách toàn diện. Theo WWF, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đập Xayaburi được thực hiện từ tháng 8-2010 đã bỏ qua những nghiên cứu đã được xuất bản và chỉ dựa vào một chuyến khảo sát thực địa ngắn ngủi nên không đánh giá được hết tính đa dạng sinh học của con sông này. Cụ thể, theo WWF, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chỉ nêu tên năm loài cá di cư theo một danh sách từ năm 1994, trong khi những nghiên cứu hiện nay cho thấy có đến 70 loài cá di cư trong tổng số 229 loài cá coi khu vực thượng lưu Mekong là nơi sinh sản hoặc lánh nạn vào mùa khô. Theo đại diện WWF tại Việt Nam cho biết, từ năm 1995 các nước thành viên thuộc Ủy ban sông Mekong đã thông qua một quyết định, trong đó các nước có những hoạt động trên sông Mekong như xây đập thủy điện thì phải tính toán đến những thiệt hại, lợi ích của những nước khác. Tuy nhiên, có một điều khoản khác lại quy định là một nước có toàn quyền quyết định những hoạt động trên sông Mekong thuộc lãnh thổ của mình. Theo đó, Lào có thể xây dựng đập thủy điện Xayaburi cho dù Ủy ban sông Mekong kịch liệt phản đối. Nếu trong trường hợp xấu nhất là đập Xayabury được xây dựng thì ai sẽ là người phạt Lào? Đây là câu hỏi chưa có câu trả lời vào lúc này. WWF cũng đưa ra một giải pháp là nên xây đập thủy điện trên các nhánh phụ của sông Mekong thay vì xây đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông nhưng vẫn có thể cho lượng điện năng tương đương. Con đập gây tranh cãi này có được xây dựng hay hoãn “vô thời hạn” sẽ có phán quyết cuối cùng vào cuối ngày 19/4. Thông tin này sẽ được công bố trên Website của Ủy ban sông Mê Kông. PGS-TS Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch VUSTA, khẳng định, nguồn tài nguyên nước sông Mekong là không thể thay thế và quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững và thịnh vượng của đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, việc xây đập Xayaburi và 11 bậc thang khác trên dòng chính hạ lưu vực sông Mekong sẽ không mang lại bất cứ một lợi ích nào cho ĐBSCL mà còn đe dọa trực tiếp tới đời sống của gần 20 triệu dân ĐBSCL hiện nay và các thế hệ tương lai cũng như đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia và khu vực. VUSTA cũng như mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đề xuất 5 vấn đề 1. Hiện đã có nhiều giải pháp năng lượng thay thế bền vững có thể đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và năng lượng trong hạ lưu vực Mekong thay vì phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Chính phủ Việt Nam có thể kêu gọi các đối tác phát triển quốc tế cùng giúp Lào thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và tìm các giải pháp năng lượng thay thế. Hoàng Anh (Tổng hợp) |