Bản in
Lỗ đen trông như thế nào?
Bạn sẽ nhìn thấy những gì nếu ở tiến thẳng về phía một lỗ đen? Kết quả thu được từ cuộc khảo sát bầu trời bằng tia hồng ngoại 2MASS đã giúp các nhà khoa học tạo dựng những bức ảnh cận cảnh ấn tượng về một lỗ đen trong thiên hà bao la.

Bạn sẽ nhìn thấy những gì nếu ở tiến thẳng về phía một lỗ đen? Kết quả thu được từ cuộc khảo sát bầu trời bằng tia hồng ngoại 2MASS đã giúp các nhà khoa học tạo dựng những bức ảnh cận cảnh ấn tượng về một lỗ đen trong thiên hà bao la.

Bức ảnh đáng ngạc nhiên này mô phỏng một lỗ đen nằm sâu trong không gian. Nó cho thấy ánh sáng bị bẻ cong xung quanh lỗ đen. Ảnh: IAP.

Các hình ảnh tạo dựng bằng máy tính cho thấy những đặc điểm kỳ dị của lỗ đen.

Alain Riazuelo thuộc Viện Vật lý thiên văn Paris, phát biểu trên tờ Daily Mail: "Lỗ đen có lực hấp dẫn mạnh đến mức ánh sáng bị bẻ cong về phía nó một cách dễ nhận thấy, gây ra một số biến dạng hình ảnh rất khác thường.


Mọi ngôi sao trong trạng thái bình thường có ít nhất hai hình ảnh sáng chói nằm hai bên của lỗ đen. Gần lỗ đen, bạn có thể thấy toàn bộ bầu trời, ánh sáng từ mọi hướng bị bẻ cong xung quanh và quay trở lại phía bạn".


Các lỗ đen được cho là trạng thái dày đặc nhất của vật chất. Người ta đã thu được bằng chứng gián tiếp về sự hiện diện của chúng trong các hệ sao nhị phân và trung tâm của các quần tinh cầu, các thiên hà và các chuẩn tinh.


Bức ảnh gốc về Đám mây Magellan lớn, trong đó vị trí sẽ thêm vào một lỗ đen giả định được đánh dấu bằng vòng tròn màu xanh lá cây. Ảnh: IAP.

Bức ảnh gốc ban đầu, khi lỗ đen chưa được cho thêm vào, gần như chụp lại phần trung tâm của Đám mây Magellan lớn. Trên đó, chúng ta có thể thấy phần cực nam của Dải Ngân hà cùng với (từ trái sang phải) hai ngôi sao sáng Alpha và Beta Centauri, chòm sao Thập tự phương Nam và tiếp đến là chòm sao Argo Navis khổng lồ, hiện đã bị tách thành ba chòm sao (từ trái sang phải: Carina, Vela và Puppis).

Ở bên phải của bức ảnh, điểm sáng nhất là sao Thiên lang thuộc chòm sao Đại khuyển. Ngôi sao sáng thứ hai, gần thiên hà LMC là Canopus. Ngôi sao sáng nhất của phần dưới của bức ảnh là Achernar, nằm ở rìa chòm sao Eridanus.


Biến dạng do lỗ đen giả định gây ra đã được ghi vào một điểm ở trung tâm của bức ảnh.


Các vòng tròn màu xanh nhạt thể hiện hai hình ảnh phản chiếu của Đám mây Magellan nhỏ. Các vòng tròn đỏ cho thấy hình ảnh của hai ngôi sao Alpha và Beta Centauri. Các vòng tròn màu vàng thể hiện hai hình ảnh của ngôi sao Gamma Crucis (ngôi sao đỏ đậm hơn, ở vị trí cao nhất của chòm sao Thập tự phương Nam). Hai hình ảnh của sao Canopus được biểu diễn bên trong các vòng tròn trắng. Hình ảnh của sao Thiên lang có thể nhìn thấy ở bên trái của lỗ đen (màu nâu). Tất cả đã bị lỗ đen đẩy khỏi trạng thái ban đầu. Ảnh: IAP.
Một hình ảnh ma của sao HD 49359, được khoanh tròn màu xanh ở rìa của lỗ đen. Ảnh: IAP.