Bản in
Việt Nam làm chủ công nghệ chế tạo tàu lặn
Sau 5 năm triển khai thiết kế và chế tạo, chiếc tàu lặn cỡ nhỏ do Việt Nam lần đầu tiên sản xuất vừa được đưa vào thử nghiệm tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa). Tàu lặn có tên gọi Hòa Bình, đạt tiêu chuẩn quốc tế, là dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước được Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin thực hiện theo đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau 5 năm triển khai thiết kế và chế tạo, chiếc tàu lặn cỡ nhỏ do Việt Nam lần đầu tiên sản xuất vừa được đưa vào thử nghiệm tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa). Tàu lặn có tên gọi Hòa Bình, đạt tiêu chuẩn quốc tế, là dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước được Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Vinashin thực hiện theo đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ.




Tàu Hòa Bình có chiều dài 6,63 m, chiều cao 2,74m, tốc độ di chuyển 4,5 hải lý/giờ; thời gian lặn 24h; độ sâu lặn 50m. Toàn bộ thiết kế của tàu lặn đã được đăng kiểm GL của CHLB Đức phê duyệt.


Tàu lặn Hòa Bình được thiết kế, chế tạo và lắp ráp trong nước, sử dụng nguồn lực lao động tại chỗ, mặt bằng nhà xưởng sẵn có của các đơn vị trong nước nên tính khả thi cao, tạo lợi thế cạnh tranh hơn hẳn về giá thành và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo.



 Hệ thống lái của tàu Hòa Bình

Lắp ráp tàu Hòa Bình

Tàu có thể chở được 4 người. Trong ảnh, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân thăm mô hình sản xuất tàu lặn Hòa Bình.

Ngày 21/9, tại Nhà máy đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa), tàu lặn Hòa Bình đã được đưa vào thử nghiệm thành công.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã trực tiếp tham gia buổi thử nghiệm này.

Đoàn kiểm tra thử nghiệm tàu lặn ở chế độ đứng tại chỗ.

Đoàn kiểm tra thử nghiệm tàu lặn ở chế độ lặn xuống

... và nổi lên.

Đoàn thử nghiệm tại tàu Hòa Bình khi đang lặn trong khu vực có độ sâu 15m ở vịnh Cam Ranh, gió nhẹ, sóng khoảng cấp 4.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, đây có thể mới là thiết kế bước đầu, chúng ta có thể sử dụng tàu Hòa Bình cho các lĩnh vực tương đối đơn giản như du lịch, kiểm tra dàn khoan, kiểm tra đáy biển... Trong tương lai với trình độ của cán bộ kỹ thuật và kỹ sư của Việt Nam, ông tin tưởng chúng ta có thể làm được những con tàu hiện đại và đa năng hơn, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ cao Vinashin đã làm chủ quy trình thiết kế tầu lặn đạt tiêu chuẩn quốc tế được cơ quan đăng kiểm nước ngoài công nhận ổn định phù hợp với điều kiện Việt Nam và quốc tế; làm chủ các quy trình chế tạo, lắp ráp phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây sẽ là tiền đề để nhân rộng và phát triển các kết quả đạt được vào các sản phẩm thương mại trong tương lai.


Nguyễn Hạnh