Bản in
Questacon - Nơi tạo hứng khởi cho giới trẻ say mê nghiên cứu khoa học

Trong khuôn khổ khóa tập huấn ngắn hạn về truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN) cho cán bộ của Bộ KH&CN Việt Nam, đoàn công tác đã có dịp đến thăm Trung tâm KH&CN Quốc gia Australia – Questacon.

Đây là nhiệm vụ trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư Việt Nam – Australia, được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (NC&PT) Truyền thông KH&CN (Bộ KH&CN Việt Nam) với Đại học Quốc gia Australia và Trung tâm KH&CN Quốc gia Australia  và Trung tâm KH&CN Quốc gia Australia - Questacon.

PV đã ghi lại một số hình ảnh tại Questacon.  

Ông Peter Carter – Trưởng bộ phận Quản lý sản xuất của Questacon cho biết, Questacon đã được thành lập với mục đích sản xuất các sản phẩm khoa học phục vụ cho trưng bày triển lãm, gánh xiếc khoa học, bảo tàng khoa học,…với hai mục tiêu chính là: Nghiên cứu khoa học và Giáo dục. Đồng thời, tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh trung học, người trẻ tuổi phát huy các sáng tạo và truyền cảm hứng theo đuổi ngành KH&CN và kỹ thuật.  

Ngoài hai mục tiêu trên, Questacon còn thu hút sự quan tâm của giới trẻ cũng như nâng cao nhận thức về cách thức sản xuất, lắp ráp các bộ phận phù hợp với nhau từ đơn giản đến phức tạp. Các sản phẩm trưng bày ở đây kích thích tính sáng tạo và tạo ra sự hấp dẫn cho những người tham quan đối với khoa học, góp phần giải thích các hiện tượng, sự vật trong đời sống hằng ngày.    

Cũng theo ông Peter Carter, để một sản phẩm được đưa ra trưng bày trung bình mất khoảng 18 tháng (tính từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến thử nghiệm thành công).   

Ông David Barbalet - Phòng thiết kế của Questacon cho biết, các ý tưởng về các sản phẩm phần lớn đều được thực hiện thử nghiệm trên mô hình máy tính, như kết cấu mô hình nhà khi có động đất là một ví dụ.  

“Để có thể cập nhật cho người đọc một cách dễ dàng, chúng tôi còn tạo một trang Web thật sự ấn tượng và nổi bật nhằm hướng tới bộ phận sử dụng các thiết bị Smatphone dễ dàng truy cập, tìm hiểu các sản phẩm của Questacon”. Ông Grahame Thomp Son - Bộ phận thiết kế trên máy tính của Questacon chia sẻ.  


 Bà Rhona Verrall – Giám đốc bộ phận thiết kế và phát triển của Questacon cho biết, tại Questacon, bộ phận sản xuất được chia làm hai nhóm: nhóm phụ trách mảng điện tử và nhóm phụ trách mảng cơ khí. 


Mỗi sản phẩm trước khi được vận hành đều được thử nghiệm một cách chặt chẽ bởi các kỹ sư hàng đầu của Questacon. 


Thiết bị đo động đất với các cấp độ khác nhau.

Các bảng điều khiển điện tử, màn hình điện tử. 

Một số đầu mối, dây nối cho các thiết bị điện tử,… Ý tưởng sản xuất đều được thử nghiệm trên mô hình máy tính, sau đó mới chuyển xuống khu sản xuất, thử nghiệm thực tế và triển khai.

Tại xưởng sản xuất, nhiều bộ phận của sản phẩm có thể xuất phát từ chất liệu gỗ, hoặc thép,… tùy thuộc vào độ phức tạp cũng như yêu cầu của nhà thiết kế.

Tại phòng đồ gỗ, phần lớn là các vật dụng đơn giản (như một bó đũa chẳng hạn), học sinh có thể đưa ra các ý tưởng sáng tạo khác nhau như: dựng hình, xây cầu,…từ đó tạo ra các sản phẩm thực tế thay vì phải thực hiện bằng các sản phẩm cơ khí hay điện tử phức tạp.

Với mô hình sung bắn đá, học sinh có thể tạo sức bắn cao hay thấp, nhanh hay chậm, độ cao của đá nếu được bắn đi xa bao nhiêu, để điều chỉnh độ cao đó phải làm như thế nào, có thể thay đổi điểm thực tế ở những chỗ xa hơn hay không,… Đây chính là một trong những điều kiện gây hứng khởi, tò mò cho học sinh ứng dụng trong toán học và hình học. 

Ngoài ra, học sinh có thể dùng máy Laze để cắt những hình khác nhau, kích cỡ khác nhau theo ý tưởng sáng tạo.

Qua đó, học sinh có thể hiểu được phần nào quy trình của một sản phẩm trước khi được đưa ra trưng bày.

Đồng thời, tại Questacon, ý tưởng về các sản phẩm khoa học có thể triển khai và sản xuất theo đơn đặt hàng.

Ngũ Trần