|
|||
Đúng 8 giờ, ông Nguyễn Phú Trọng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, thắp lửa trên Đài lửa, bắt đầu khai mạc 10 ngày Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Sau đó, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mật trận Tổ quốc Việt Nam… và lãnh đạo TP Hà Nội làm lễ dâng hương vua Lý Thái Tổ.
Ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh:Thuận Phong Phát biểu khai mạc Đại lễ, ông Phạm Quang Nghị - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nhắc lại lịch sử 1.000 năm trước, vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, Đức vua Lý Thái Tổ ban Chiếu rời đô. “Từ buổi bình minh dựng nghiệp lớn, từ ánh hào quang của Rồng vàng bay lên trên sóng nước sông Hồng, Đức vua đã nhìn thấy vầng dương của vận nước” – Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói.
Ông Nghị phát biểu: Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ, chung đúc và lắng đọng giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam kết hợp với việc tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hoá, văn minh nhân loại. "Việc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được công nhận là di sản thế giới là một vinh dự, đồng thời cũng mang đến những cam kết và trách nhiệm mới với tất cả các bạn. Kể từ hôm nay, các bạn có trách nhiệm với nhân loại, quảng bá, bảo vệ và truyền lại di sản này cho các thế hệ tương lai, cho giới trẻ, để rồi đến lượt mình họ lại kể cho con cháu nghe câu chuyện về vua Lý Thái Tổ, với bức tượng đang hiện diện ở đây..." - Bà Irina Bokova nói. Sau bài phát biểu của bà Irina Bokova, quả địa cầu mở ra và 1.000 chú chim bồ câu tung cánh, bay lên trên nền trời Hà Nội trong xanh, thanh bình. Sau lễ khai mạc, diễn ra màn biểu diễn nghệ thuật tại vườn hoa Lý Thái Tổ. Sau đó, sáu sân khấu ngoài trời quanh Hồ Gươm sẽ biễu diễn những chương trình đặc sắc để nhân dân thưởng thức.
Sân khấu một (vườn hoa Lý Thái Tổ): Chủ đề Thăng Long – Hà Nội, TP lịch sử truyền thống anh hùng. Sân khấu hai (sân khấu đền Bà Kiệu): Chủ đề Thăng Long – Thủ đô văn hiến. Sân khấu ba (quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục): Chủ đề Thăng Long – Hà Nội, TP vì hòa bình. Sân khấu bốn (ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống): Chủ đề Hà Nội – TP của hội nhập và phát triển. Sân khấu năm (Ngã 4 Hàng Khay – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài): Chủ đề Hà Nội – trái tim của cả nước. Sân khấu sáu (Quảng trường Cách mạng tháng Tám): Sau khi kết thúc trình diễn ở sân khấu 1, dàn quân nhạc di chuyển về quảng trường Cách mạng tháng Tám, vừa đi vừa biểu diễn các tác phẩm về Thăng Long – Hà Nội. Chùm ảnh Lễ khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội:
Bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO trao bằng công nhận Di sản văn hóa thế giới đối với khu
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ khai mạc.
Hoàng Tuân
TP
|