Bản in
Công viên Khoa học Indonesia – nơi gắn kết cộng đồng với khoa học
Khoa học và công nghệ (KH&CN) được Indonesia chú trọng, đặc biệt là xây dựng các kênh thông tin tới người dân như: công viên khoa học, các bảo tàng chuyên ngành về KH&CN,... Đây là một trong những mô hình thành công trong việc đưa các hoạt động KH&CN tới công chúng trong đó có thế hệ trẻ Indonesia. Thông qua những mô hình trên, các thế hệ học sinh, sinh viên,…có thể tiếp cận với thông tin KH&CN một cách hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra những điểm đến hấp dẫn về du lịch, tạo ra nguồn thu từ xã hội. Trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn truyền thông (Bộ KH&CN Việt Nam) tại Indonesia, PV đã ghi lại một số hình ảnh về hoạt động của các mô hình này.

Trung tâm KH&CN Indonesia (PP-IPTEK) hiện có một bảo tàng với diện tích 4,3 ha, 23.000 m2 trưng bày các mô hình liên quan đến KH&CN theo mô hình nhà vòm khép kín. Tại đây, người tham quan sẽ được trải nghiệm và tìm hiểu về KH&CN một cách trực quan như cách hình thành sóng thần, động đất, cơ chế tích điện, lực ma sát,… được tạo ra như thế nào.


 Mỗi năm, công viên đón từ 300.000 – 350.000 người đến thăm quan, trong đó, 85% lượng khách là học sinh, sinh viên và 15% là thanh niên. Đặc biệt, đây là nơi thu hút lượng khách đến tham quan khá ấn tượng khi xét về độ tuổi bởi vì 2% lượng khách là trẻ em mẫu giáo, 24% là bậc tiểu học, 49% phổ thông trung học và 10% là cao đẳng. Tại đây các em có thể tự mình khám phá những điều thú vị của khoa học.

Ngoài các mô hình về cơ khí, giao thông, xây dựng,… là các mô hình về dụng cụ âm nhạc dân tộc tiêu biểu như đàn Angk Lung.

Mô hình làm thế nào để hiểu và thắng được lực ma sát không những thu hút các em học sinh mà còn cả khách du lịch.

Không quá ồn ào, không cần hướng dẫn viên, tại một góc của công viên, hai em học sinh Indonesia đang tự tìm hiểu về cơ chế vận hành của các con lăn.

Người đến tham quan công viên KH&CN còn được tự mình tìm hiểu về cơ chế thăng bằng thông qua việc đi xe đạp và giữ thăng bằng trên dây giống như những nghệ sĩ xiếc.

7. Học sinh, sinh viên,… đang xếp hàng vào mô hình nhà khi có động đất

Với mô hình sóng thần, các em học sinh, sinh viên đã hiểu được động đất xảy ra như thế nào và cách ứng phó khi có tình huống xảy ra.

Đây là cơ chế tóc dựng ngược mỗi khi chạm tay vào quả cầu sắt.

Bên cạnh những mô hình khoa học mang tính kỹ thuật khô khan, khu Làng Văn hóa các dân tộc Indonesia (Taman Mini Indonesia Indah - rộng 160ha) cũng là điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước trải nghiệm những nét văn hóa trên khắp 33 tỉnh thành của Indonesia.

Xa hơn nữa, Vườn sinh thái Mekarsaki cách Jakarta khoảng 70km thuộc Bogor là một điểm đến lí tưởng cho những ai đam mê và yêu thích thiên nhiên. Nơi đây giống như một trang trại hoa quả của đất nước Indonesia thu nhỏ. Tại đây mỗi loại cây ăn quả được quy hoạch thành một vùng, từ nuôi trồng, ươm tạo giống cây cho đến việc bán thành phẩm cho khách du lịch.

Ngũ Hiệp