Bản in
Hội thảo KH&CN với sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 30/9/2011, tại thành phố Cà Mau, Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã tổ chức hội thảo “KH&CN với sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đây là chương trình trong khuôn khổ diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL – Cà Mau 2011 với chủ đề ĐBSCL - liên kết phát triển bền vững (MDEC 2011).

Trung tâm Truyền thông xin giới thiệu một số hình ảnh tại hội thảo

 

Với sự tham dự của 150 đại biểu đến từ các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, các địa phương và các cơ quan Trung ương, hội thảo đã đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của vùng như phát triển cây lúa, tôm, cá da trơn, cây ăn quả, công nghệ sau thu hoạch, các vấn đề nghiên cứu biển, quy hoạch, nghiên cứu xã hội, v.v..

 


Bên cạnh những thuận lợi, ĐBSCL cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, đó là: chưa phát huy tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nên việc kêu gọi đầu tư còn hạn chế, sản xuất còn phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn (thiếu tư liệu sản xuất), trình độ dân trí còn thấp,… đó là nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Phạm Thành Tươi.



PGS.TS Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh bàn về giải pháp khoa học để đảm bảo phát triển bền vững trong sống chung với lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, giám đốc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL- Đại học Cần Thơ, liên kết vùng và tham gia “4 nhà” phát triển KH&CN phục vụ cho phát triển “tam nông” là tối cần  thiết tại ĐBSCL.

 

 

TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng để phát triển cây lúa ĐBSCL cần liên kết hoạt động KH&CN trong vùng.

 


TS. Nguyễn Văn Sáng, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đưa ra giải pháp liên kết hoạt động KH&CN đối với yêu cầu phát triển thủy sản ĐBSCL.

 


Theo thứ trưởng Trần Việt Thanh để thực sự phát triển bền vững ĐBSCL, chúng ta cần hình thành chương trình KH&CN phục vụ phát triển KTXH vùng, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách đề ra đối với toàn vùng.

 


Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Huỳnh Minh Đoàn đã đề nghị các cơ quan quản lý KH&CN đưa ra phương thức đặt hàng nghiên cứu để giải quyết những vấn đề cụ thể của vùng, công tác nghiên cứu cần kết hợp chặt chẽ với thực tế, giải quyết những vấn đề cấp bách của các địa phương trong vùng.


Trần Hồng