Bản in
Khoa học mở - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Ngày 20/10 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Khoa học mở - Khuyến nghị của UNESCO: Cơ hội và thách thức với Việt Nam” với sự tham dự và chủ trì của Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh khoa học mở chính là cách thức chia sẻ tri thức, kết quả nghiên cứu khoa học với mong muốn tạo ra “không gian” tri thức đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa những tiến bộ nhân loại cho mọi người dân trên toàn thế giới.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ hơn nữa từ UNESCO, Vương quốc Anh để hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam tiếp tục trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho rằng, khoa học mở sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tiếp cận với dữ liệu, kết quả nghiên cứu khoa học, công bố khoa học với sự tham gia của giới khoa học toàn cầu, giúp cho xã hội ngày càng phát triển minh bạch và lành mạnh hơn.
Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart ghi nhận và đánh giá cao sự tham gia hiệu quả của Việt Nam vào các hoạt động của UNESCO thời gian qua, Đồng thời cho biết, UNESCO sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trẻ cũng như hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy chuỗi hoạt động về Khoa học mở tại Việt Nam trong tương lai.
Cũng tại Hội thảo, một số tham luận đã được trình bày đến từ các chuyên gia trong và ngoài nước về Khuyến nghị Khoa học mở của UNESCO và các cơ hội, thách thức đối với các quốc gia cũng như đối với KH&CN Việt Nam
Cách tiếp cận khoa học mở của Vương quốc Anh, về khoa học mở và các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và về tạp chí truy cập mở.
Chia sẻ quan điểm, gợi mở những giải pháp về chính sách để thúc đẩy việc áp dụng khoa học mở Việt Nam nhằm tận dụng,khai thác tối đa các cơ hội mà khoa học mở mang lại,... qua đó, giúp phát triển tiềm lực, trình độ KH&CN của đất nước.
  
Đây có thể coi là mở đầu cho các hoạt động về khoa học mở trong các lĩnh vực chuyên sâu như sở hữu trí tuệ, dữ liệu mở, truy cập mở, v.v.. tạo nền tảng quan trọng để thúc đẩy khoa học mở tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tần Quỳnh