Các đám mây trôi cuồn cuộn như một dòng sông phía trên những ngôi làng ở Thụy Sĩ khi mặt trời bắt đầu ló rạng, dát vàng trên dãy núi Alps. Phía bên phải vẫn còn sự hiện diện của mặt trăng lưỡi liềm và chấm sáng của sao Kim, tô điểm cho bầu trời lúc bình minh.
Các ngôi sao dịch chuyển khắp bầu trời dường như cắt xuyên một cực quang rực rỡ trong một bức ảnh được chụp mới đây ở miền tây Thụy Điển. Cực quang có thể xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào các loại khí trong bầu khí quyển và nơi phát sinh các khí này. Cực quang xảy ra khi các hạt mang năng lượng hình thành mặt trời tương tác với các phân tử không khí và nạp thêm điện tích cho chúng. Những phân tử "bị kích thích" này sau đó phát ra ánh sáng. Ví dụ như, oxy có thể tạo ra các cực quang từ màu vàng-xanh tới đỏ, trong khi ni-tơ làm phát sinh các dải ánh sáng màu xanh da trời và màu tía.
Một phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS đã chụp phần đuôi của cơ sở này với Trái đất từ tàu vũ trụ ISS Progress 40. Tàu vận tải Progress 40 không người lái kể từ đó không còn neo đậu trên trạm ISS và chở theo các vật dụng bỏ đi. Con tàu sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm khoa học cho đến khi nó bị đốt cháy trong bầu khí quyển của Trái đất.
Một khối plasma hình vòng cung, còn được gọi là "rắn mặt trời", phun trào từ mặt trời vào ngày 28/1. Hình ảnh này xuất hiện trong một đoạn video thực hiện từ tàu thăm dò Solar Dynamics Observatory của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Tàu vũ trụ của NASA đã "chộp" được cảnh mặt trời tạo ra hai sự kiện cùng một lúc: Trong khi "rắn mặt trời" xuất hiện ở bên này của đĩa mặt trời thì ở phía đối diện (không có trong ảnh), một "con rắn mặt trời khổng lồ" khác cũng ngóc đầu dậy.
Những người sợ vai hề có thể muốn tránh khu vực cực nam của sao Hỏa vì sương giá các-bon đi-ô-xít theo mùa đã tăng kích thước của một hố có vẻ ngoài giống khuôn mặt một chú hề loạn trí đến kỳ lạ. Các nhà khoa học đã so sánh hình ảnh do tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA mới thu thập được này với một bức khác được chụp năm 2007 để xem hố trên thay đổi như thế nào theo thời gian. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các dấu hiệu của sự phát triển bên trong "gương mặt hạnh phúc" mà họ nghĩ là do sương giá.
Tuyết màu trắng sáng và thảm thực vật màu tối tạo ra một sự chắp vá ấn tượng trên cảnh quan đô thị của Berlin. Là nơi cư ngụ của 3,4 triệu người, Berlin là đô thị đông dân thứ hai trong Liên minh châu Âu, sau London. Bức ảnh chụp thủ đô Đức bị tuyết trắng bao phủ do vệ tinh ALOS của Nhật chụp và được Cơ quan Vũ trụ châu Âu xử lý. Nhiệm vụ của vệ tinh ALOS là lập biểu đồ bề mặt trái đất bằng ánh sáng có thể nhìn thấy được và cận hồng ngoại.
Sau một năm lập bản đồ bầu trời bằng tia hồng ngoại, kính thiên văn Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của NASA đã phát hiện 20 sao chổi (trong ảnh). Phần hậu cảnh của các các bức hình xuất hiện khá mờ vì WISE cũng ghi lại cả những dấu hiệu nhiệt yếu ớt của bụi trong hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta. Ngoài các sao chổi, WISE còn khám phá hơn 33.000 tiểu hành tinh trong vành đai chính, giữa các quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, và 134 đối tượng gần Trái đất - các tiểu hành tinh và sao chổi mà đi trong phạm vi 45 triệu km của quỹ đạo Trái đất quanh Mặt trời.
VNN
|