|
|||
Bản ghi nhớ này sẽ mở ra cơ hội tăng cường hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân như phát triển nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng cơ sở an ninh và an toàn, tiếp cận các nguồn nhiên liệu hạt nhân đáng tin cậy, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng. Đây cũng là một hoạt động nhằm khẳng định lại cam kết của hai nước trong việc phát triển điện hạt nhân dân sự và nhấn mạnh rằng việc phát triển này phải được tiến hành sao cho đạt được an toàn, an ninh cao nhất và giảm tối đa nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Việt Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Đình Tiến khẳng định: “Việt Đại sứ Michael W. Michalak cho biết Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác nguồn năng lượng này một cách an toàn, an ninh và hiện nay đang tích cực chia sẻ kinh nghiệm với các nước khác. Đại sứ cũng nhấn mạnh: “Bản ghi nhớ này sẽ là một cơ sở để tiến tới đàm phán về một hiệp định cấp chính phủ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, được biết đến với tên gọi là Hiệp định Phần 123, sẽ cho phép hai nước hợp tác hạt nhân ở mức độ rộng hơn và sâu hơn nữa. Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ phát huy những thành tựu đã đạt được và thực hiện tất cả các thoả thuận quốc tế liên quan về chống phổ biến hạt nhân để Việt Nam có thể trở thành một điển hình cho những nước muốn phát triển năng lượng hạt nhân dân sự”. Sự kiện này cũng là bước khởi đầu quan trọng cho việc hợp tác tiếp theo giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và vì lợi ích của hai dân tộc. Việt Nam cũng thể hiện cam kết của mình về tăng cường an ninh hạt nhân, đặc biệt là thông qua nỗ lực tăng cường bảo vệ thực thể tại Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và việc đưa nhiên liệu urani có độ giàu cao (HEU) trở lại Nga vào tháng 9 năm 2007. Hai nước đang cùng nhau làm việc trong mục đích chung về không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua việc chuyển đổi hoàn toàn nhiên liệu của Lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt từ nhiên liệu HEU sang nhiên liệu urani có độ giàu thấp (LEU) và đưa nhiên liệu HEU đã qua sử dụng trở lại Nga vào cuối năm 2012. Là một phần trong hợp tác chống phổ biến vũ khí hạt nhân, hai nước cũng hướng tới nỗ lực chung trong việc sử dụng các thiết bị phát hiện bức xạ tại các cảng biển chính của Việt
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN |