|
|||
Tác động đối với sự biến đổi khí hậu Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nếu đánh giá một cách rõ ràng các loại năng lượng than, thủy điện, khí thiên nhiên và hạt nhân thì năng lượng hạt nhân là nguồn an toàn nhất. Những nguy hại của năng lượng than là lớn hơn rất nhiều so với năng lượng hạt nhân nếu xét đến tác động của việc đốt nhiên liệu hóa thạch tới sự nóng lên toàn cầu. Năng lượng đốt than có thể sẽ gián tiếp gây chết người nhiều hơn mức mà IEA dự tính bởi vì khi đốt cháy, than thải ra nhiều khí nhà kính, một trong những nguyên nhân gây ra sự biến đổi khí hậu. WHO cho biết mỗi năm sự biến đổi khí hậu đã giết chết khoảng 150.000 người do điều kiện thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, các bệnh truyền nhiễm ngày càng lây lan với phạm vi rộng hơn và hệ thống sản xuất thực phẩm thì gặp nhiều khó khăn hơn do hạn hán, lũ lụt và thay đổi nhiệt độ. Vụ tai nạn ở mỏ than ở phía tây Pakistan ở độ sâu hơn 1200 met đầu tháng 3 làm hơn 40 người bị chết đã không thể làm cho thế giới xem xét lại việc phổ biến toàn cầu các nhà máy điện đốt than .. Tuy nhiên, tai nạn tại Fukushima đã khiến cả thế giới tợ vấn về quyết định theo đuổi dự án năng lượng hạt nhân. .. Cho đến nay, Đức đã tạm thời đóng cửa bảy lò phản ứng, và Trung Quốc thì bị tạm hoãn việc chấp thuận cho các lò phản ứng mới hoạt động... Các nhóm phản đối năng lượng hạt nhân vẫn đang làm việc trong nhiều chính phủ trên toàn thế giới. Sự thật là tất cả các loại năng lượng đều có những nguy hiểm. Nếu được xử lý đúng cách, năng lượng hạt nhân vẫn là một lựa chọn tương đối an toàn. Và nó hiện vẫn là nguồn năng lượng công nghiệp chủ chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Học hỏi từ Fukushima Các nhà máy Fukushima đã bị phá hủy do cơn sóng thần cao 10 mét quét sâu vào bờ biển phía đông bắc Nhật Bản sau trận động đất mạnh 9 độ richter ngày 11 tháng 3. Trận động đất đã phá tan nguồn cấp điện chủ yếu của nhà máy và cơn sóng thì tiêu hủy nốt nguồn điện dự phòng, chỉ để lại bốn tòa nhà có lò phản ứng - trong đó có một số bể chứa các thanh nhiên liệu đã hỏng – phần bị mất của hệ thống làm mát. Người ta đã rút ra được nhiều bài học từ vụ việc này. Ví dụ, các chuyên gia đã chú ý hơn đên các điểm yếu của các lò phản ứng được thiết kế vào những năm 1970 và cho rằng các nhà máy này cần được nâng cấp hoặc ngừng hoạt động .. Các công nghệ mới thì an toàn hơn nhiều. Bên cạnh đó cần có sự quản lý tốt, các chính sách mở cửa và sự minh bạch trong việc vận hành các cơ sở hạt nhân nếu muốn duy trì niềm tin của công chúng .. Một trong những lý do chính khiến người dân Nhật Bản lo ngại sau vụ thảm họa là công ty chịu trách nhiệm điều hành các nhà máy- Công ty Điện lực Tokyo- có "truyền thống" che đậy các thông tin đáng xấu hổ về hoạt động của mình. Khi năng lượng hạt nhân xâm nhập vào các nước kém phát triển không có kho chứa chuyên dụng, chúng ta cần xem xét vai trò pháp lý của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế chứ không phải việc họ có hỗ trợ các nước nâng cao mức độ an toàn và chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp khẩn cấp hay không . Sự cần thiết của năng lượng hạt nhân Những người phản đối năng lượng hạt nhân đã rút ra những kết luận sâu sắc hơn... So sánh thảm họa tại Fukushima với các cuộc khủng hoảng ở Chernobyl, họ cho rằng tai nạn này chứng tỏ năng lượng hạt nhân là quá nguy hiểm và cần được loại bỏ và thay thế bằng các nguồn năng lượng khác. Nhưng sự ra đi của năng lượng hạt nhân có thể sẽ dẫn tới nguy cơ bùng nổ nhiên liệu hóa thạch – kết quả là thêm nhiều khí nhà kính bị thải vào một bầu không khí nặng carbon. Điều này có thể dẫn đến các nhu cầu về nhiên liệu sinh học, 1 loại nhiên liệu mới co tác động rất xấu đến việc cung cấp lương thực toàn cầu và thậm chí, theo một số mô hình, còn có thể khiến các khí thải nhà kính gia tăng theo mạng lưới. Năng lượng tái tạo là một phương án mới và hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển nguồn năng lượng này... Các nướcTrung Đông và Bắc Phi đang nghiên cứu tìm cách để biến những sa mạc nóng bỏng của họ thành nguồn năng lượng nhiệt điện mặt trời. Quang điện thị đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấp điện cho khoảng 1,5 tỷ người nghèo sống tự túc ở các nước đang phát triển. Năng lượng tái tạo vẫn đầy hứa hẹn và một ngày nào đó có thể sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống các nguồn năng lượng xanh, sạch hơn. Tuy nhiên nguồn năng lượng này phải đối mặt với những thách thức lớn - quan trọng nhất, nó có thể không sản xuất được nguồn điện tập trung và có đảm bảo với số lượng lớn giứ chức năng 1 ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Điều này có thể được giải quyết bởi thời gian và sự đầu tư nhưng phải mất nhiều thập kỷ. Thế giới, bao gồm cả các nước đang phát triển vẫn cần năng lượng hạt nhân. Sau sự cố ở Fukushima, chúng ta cần nỗ lực hơn trong việc chế tạo 1 nguồn năng lượng hạt nhân hiện đại và an toàn, được vận hành minh bạch trong các xã hội chịu sự quản lý tốt. Một cam kết phi chính trị về sự minh bạch là rất quan trọng. Giống như bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, năng lượng hạt nhân có những nguy hại, và những rủi ro này cần được quản lý đúng cách. Nhưng trên hết, sự biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất .Tuy nhiên, việc chống lại sự biến đổi này mà không dùng đến năng lượng hạt nhân thì còn nhiều rủi rơ gấp bội. Thanh Hải |