|
|||
Tại Phiên họp, có 7 báo cáo tham luận được trình bày và thảo luận liên quan đến phóng xạ môi trường. Mở đầu phiên họp, TS. Nguyễn Hào Quang, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Viện NLNTVN báo cáo về kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng phát tán và ảnh hưởng của phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân ngoài biên giới ảnh hưởng đến Việt Nam. PGS.TS. Phạm Đình Khang, Việt Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội trình bày tham luận về Xây dựng và phát triển điều kiện kỹ thuật làm cơ sở cho việc giám sát và quan trắc phóng xạ môi trường. Ngày nay, trong bối cảnh số lượng nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ngày càng nhiều ở xung quanh Việt Nam và số lượng các ứng dụng đồng vị phóng xạ ngày càng tăng lên nhanh chóng thì việc giám sát và quan trắc phóng xạ môi trường cần được triển khai mạnh mẽ. Vấn đề này đặt ra nhu cầu chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật ghi đo phóng xạ để chủ động, nhanh chóng và tiết kiệm xây dựng nên mạng lưới quan trắc hiệu quả môi trường phóng xạ ở Việt Nam.
TS. Nguyễn Hữu Quyết, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân báo cáo tại Hội nghị Tiếp đó, TS. Nguyễn Hữu Quyết, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân báo cáo một số kết quả quan trắc phông phóng xạ môi trường tại các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng sớm bởi sự cố bức xạ, hạt nhân xuyên biên giới. Phiên họp cũng nghe báo cáo của Viện KHKTHN về Tình hình triển khai xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia (bao gồm dự án EU-ASEANTOM), Cục ATBXHN về Tình hình kiểm soát bảo đảm an ninh hạt nhân tại cửa khẩu và Viện Hoá học và Môi trường quân sự về Kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị giám sát phóng xạ phục vụ kiểm soát vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Ông Nicolas Dewerdt, Bertin Technologies chia sẻ kinh nghiệm Tại phiên họp, ông Nicolas Dewerdt, Bertin Technologies chia sẻ kinh nghiệm giám sát bức xạ của Pháp và Châu Âu. Tin, ảnh: Lê Hà |