|
|||
Lợi thế sẵn có Đó là sản phẩm của tiểu dự án “Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao dây chuyền chế biến các sản phẩm mới từ cây Hồng Hoa kết hợp du lịch sinh thái trên đảo Cát Bà” do ông Hoàng Văn Tuyên, giám đốc công ty làm trưởng dự án. Được biết, Đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới, là địa điểm du lịch hấp hơn 1,2 triệu khách du lịch mỗi năm. Vì lẽ đó, huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Cát Hải đã quan tâm và ban hành các Nghị quyết về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Cát Hải. bên cạnh đó, lãnh đạo huyện cũng quan tâm phát triển thế mạnh ngành du lịch, đẩy nhanh phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi và hải đảo. Với tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, khu Xuân Đám – Hiền Hào, Cát Bà đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu quay hoạch với mục đích nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan, tạo lập diện mạo tương xứng với tiềm năng và lợi thế,… Cây Hồng Hoa Việt Nam còn được gọi là cây Bụp dấm. Đây là một loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Bắc Phi. Ở Việt Nam đã có trồng và chế biến ra một số sản phẩm như trà đài sấy hoa khô, trà nhúng mứt, si rô rượu vang. Trước thực tế đó, công ty cổ phần thương mại Nhà Việt đã trồng thử nghiệm với người nông dân 4 năm trên đảo Cát Bà cho hiệu quả kinh tế cao. Kết quả cho thấy, về chất lượng nguyên liệu, sản phẩm so với sản phẩm cùng loại như Hibiscus trồng ở Cát Bà thì Hồng Hoa cho cây khỏe hơn, không bệnh, đài hoa to đều, mầu sắc đỏ tươi hơn, không bị chát, độ chua dịu hơn và sản phẩm sạch vì không bị ảnh hưởng ô nhiễm công nghiệp, không khí, nước, đât và dư lượng thuốc trừ sâu. Với kết quả thử nghiệm khả quan trên, công ty đã mạnh dạn đề xuất và được các cấp lãnh đạo huyện Cát Hải hoàn toàn ủng hộ thực hiện dự án “Nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao dây chuyền chế biến các sản phẩm mới từ cây Hồng Hoa kết hợp du lịch sinh thái trên đảo Cát Bà”. Dự án còn được IPP hỗ trợ trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Góp phần chuyển đổi có cấu cây trồng Ông Hoàng Văn Tuyên cho biết, tiểu dự án được triển khai với mục đích tạo ra dòng sản phẩm mới nước giải khát Hibisicus Cát Bà mới, độc đáo mang thương hiệu Cát Bà. Tạo ra sản phẩm Du lịch sinh thái mới của Cát Bà nhằm phát triển du lịch đồng thời giới thiệu và bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch và khắc phục tính thời vụ của sản phẩm. Qua đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đảo Cát Bà, thay thế một số diện tích cây trồng ít hiệu quả kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Hơn nữa, việc triển khai dự án còn hướng tới mục đích phát triển vùng nguyên liệu. Tính bền vững cho mô hình sản xuất là: vùng nguyên liệu tập trung đủ công suất cho một cơ sở chế biến với sản phẩm hữu cơ tự nhiên sạch, mang tính độc đáo. Phát triển ngành công nghệ bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm giải quyết đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất nông nghiệp. Đây là những cơ sở quan trọng để quảng bá, xúc tiến thương mại với chi phí thấp, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh nhờ mở rộng thị trường và các dịch vụ kèm theo. Tiểu dự án đã áp dụng các phương pháp công nghệ như quá trình sơ chế và chế biến nông sản, đặc biệt từ hoa hibiscus để sản xuất nước giải khát, thực phẩm chính là quá trình bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói và sử dụng bao bì chất dẻo, giấy carton có các hình sáng và kích thước mong muốn bằng các phương pháp phù hợp. Nhóm thực hiện tiểu dự án đã dùng công nghệ cao trong quá trình bảo quản sản phẩm. Đó là sử dụng tổng hợp các công nghệ bảo quản ở nhiệt độ cao, nhiệt độ phòng. Điều chỉnh khí (CA), biến đổi khí (MA), sử dụng các chất hóa học không độc, bao gói bao bì phù hợp cho vận chuyển nhằm gìn giữ được nguyên liệu, bán sản phẩm, sản phẩm có chất lượng cao trong thời gian dài, hạn chế hư hỏng. Chất lượng phù hợp với vận chuyển xa hơn trong thời gian dài hơn mà không phải phụ thuộc mùa vụ. Từ những ưu thế trên, sau thời gian thực hiện tiểu dự án đã góp phần trực tiếp vào việc phát triển kinh tế địa phương với doanh thu và các khoản thuế khi vận hành sản xuất. Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 200 hộ dân lao động tham gia dự án tại địa phương. Tiểu dự án cũng giải quyết khoảng 76 lao động có việc làm cố định hàng năm tại các phân xưởng, bộ phận nhà máy chế biến với thu nhập ổn định. Việc thực hiện thành công dự án còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại khu vực theo hướng thay thế cây trồng có giá trị kinh tế thấp hơn. Với diện tích vùng nguyên liệu rộng lớn khoảng 100 ha, cây Hồng Hoa sẽ là cây phủ xanh đất trống, đồi trọc tại khu vực này, hạn chế tình trạng rửa trôi, thoái hóa đất. Đặc biệt, với diện tích hoa Hồng lớn này cũng tạo thêm cảnh quan thiên nhiên, góp phần thu hút du khách đến với đảo Cát Bà, thưởng thức những sản phầm đặc sắc của đảo, trong đó có cả nước giải khát từ Hồng Hoa mang lại. Bài, ảnh: Phương Hoàn |