|
|||
Mục tiêu của dự án là tiếp nhận và xây dựng mô hình sản xuất 10 ha giống lúa nguyên chủng, 30 ha giống lúa xác nhận cho hai giống QJ1 và CNC11 theo QCVN 01-54:2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sản xuất 200 ha lúa thương phẩm QJ1 và CNC11, chế biến giống gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau hơn 2 năm triển khai, dự án đã hỗ trợ triển khai được 16,013 ha lúa thương phẩm giống CNC11; 86,45 ha lúa thương phẩm QJ1; 5 ha lúa nguyên chủng CNC11, 5 ha giống nguyên chủng QJ1. Tổ chức các hội nghị tập huấn cho bà con nông dân nắm được các kiến thức cơ bản về canh tác lúa QJ1 và CNC11,…
Ứng dụng KHKT góp phần tăng cao năng suất lúa gạo tại VN (Ảnh: TB) Đây là giống lúa thuần ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ xuân khoảng 130 - 135 ngày, vụ mùa 95 - 100 ngày, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt như: Đạo ôn, khô vằn, bạc lá, sâu đục thân,… năng suất bình quân đạt 65tạ/ha. Chất lượng gạo ngon, hạt trong, ít bạc bụng, cơm mềm, dẻo, có mùi thơm. Thích hợp gieo cấy chân đất vàn, vàn cao, vàn trũng. Qua hai vụ sản xuất, nhiều bà con tham gia mô hình đều đánh giá cao chất lượng của hai giống lúa này. Ông Triệu Ngọc Trung - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ, đại diện cơ quan chủ trì dự án cho biết: Việc triển khai mô hình sản xuất đến người dân rất thuận lợi và được bà con hưởng ứng do những ưu việt khi sản xuất thực tế. Cơ quan chủ trì cũng liên kết các doanh nghiệp tham gia thu mua sản phẩm để tạo đầu ra cho bà con. Tuy nhiên, việc thu mua chỉ thực hiện ở lúa giống, còn lúa thương, phẩm do chất lượng gạo ngon và mức sản xuất ít nên gần như bà con để tiêu dùng cho gia đình hoặc tự tiêu thụ với giá bán cao nên chưa tạo được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Hiện tại, Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên tiếp tục hỗ trợ triển khai đến bà con nông dân. Đồng thời cũng kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để thuận lợi cho việc mở rộng diện tích khi dự án kết thúc. Hoàng Anh
|