|
|||
Ứng dụng KH&CN là nền tảng của chiến lược Theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch – TGĐ Tập đoàn ThaiBinh Seed, Việc ứng dụng KH&CN của ThaiBinh Seed được thực hiện một cách chủ động, đồng bộ toàn diện và phù hợp với từng giai đoạn, từng nhiệm vụ cụ thể. Bao gồm: Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hệ thống sản xuất, công nghệ chế biến, bảo quản, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo hộ bản quyền giống mới theo UPOP, bảo hộ Nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, Marketing và quản trị doanh nghiệp.
Trong đó nghiên cứu phát triển sản phẩm mới được coi là hướng mũi nhọn trong hoạt động KHCN. Năm 2002 ThaiBinh Seed thành lập phòng NCPT, năm 2007 thành lập “Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm mới”, năm 2019 thành lập “Viện nghiên cứu cây trồng”. Đây là Viện nghiên cứu trực thuộc Doanh Nghiệp đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam và khối doanh nghiệp Thái Bình. Mỗi năm ThaiBinh Seed thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia, Bộ, Tỉnh và Doanh nghiệp. Ngoài ra ThaiBinh Seed cũng hợp tác nghiên cứu với rất nhiều Viện chuyên ngành và các trường đại học trong và ngoài nước. Kinh phí đầu tư cho Nghiên cứu của mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Kinh phí nghiên cứu từ 2016-2020 khoảng 81tỷ, năm 2019 là 21 tỷ VNĐ.
Sau 17 năm thực hiện chiến lược phát triển (2003-2019) ThaiBinh Seed đã được công nhận 19 giống Quốc gia, mua bản quyền 3 giống từ các viện nhà nước. Các giống của ThaiBinh Seed sau khi được công nhận đã nhanh chóng trở thành những giống chủ lực trong cơ cấu sản xuất của các địa phương và chiếm khoảng 20% thị phần giống lúa cả nước. Góp phần làm tăng thu nhập cho nông dân mỗi năm hàng chục ngàn tỷ đồng; góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao đời sống nông dân, xóa đói giảm nghèo, hạn chế nhập khẩu giống, giảm chi ngân sách và ngoại tệ để nhập khẩu giống cho đất nước.
Xã hội hoá nghiên cứu KH&CN
Từ kết quả ứng dụng KH&CN vào hoạt động của mình mà ThaiBinh Seed liên tục phát triển với tốc độ cao, trở thành một trong số 500 DN có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 5 năm liên tục và là một trong số những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành giống cây trồng Việt Nam, với 10 chi nhánh hoạt động trên cả nước. Phòng Thử Nghiệm Quốc gia VILAS110 và nguồn nhân lực với 52% lao động có trình độ Đại học trở lên. Không những chỉ nghiên cứu KH&CN mà ThaiBinh Seed còn chuyển giao kết quả nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật cho nông dân cả nước, tổ chức tập huấn cho nông dân hàng trăm lớp mỗi năm.
Thông qua “Liên kết 4 Nhà” ThaiBinh Seed đã trở thành đơn vị dẫn đầu các doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện Quyết định 80 của Chính phủ. ThaiBinh Seed đã tổ chức vùng sản xuất tập trung ở hơn 70 điểm trong cả nước với diện tích 7000 - 8000 ha/năm; thực hiện tiêu thụ cho nông dân tại các điểm liên kết 30.000 tấn giống nguyên liệu và lương thực; Mỗi năm mang lại thu nhập cho các đơn vị liên kết sản xuất với Công ty hàng trăm tỷ đồng. Thông qua liên kết sản xuất với ThaiBinh Seed các địa phương đã có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng nâng lên. Nhiều hộ nông dân có lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm. Góp phần xây dựng NTM bền vững.
Kết quả ứng dụng KH&CN của ThaiBinh Seed trong thời gian qua ngoài sự cố gắng của DN còn nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Đặc biệt là cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN như Luật KH&CN, Luật chuyển giao KH&CN, cho DN được tham gia các đề tài dự án khoa học của nhà nước, DN được trích 10% lợi nhuận trước thuế vào quỹ phát triển KH&CN của DN, Miễn thuế thu nhập DN đối với DN KH&CN… Đây chính là nguồn lực mà nhà nước giúp cho DN phát triển hoạt động KH&CN.
Để phát huy vai trò của KH&CN trong phát triển KT-XH, lãnh đạo ThaiBinh Seed cũng đề nghị cần xã hoá nghiên cứu KH&CN, thông qua đó, sẽ khai thác được nguồn lực của xã hội và các đề tài nghiên cứu sẽ có hiệu quả hơn. Cần có cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện sự liên kết giữa các cơ quan KH&CN của nhà nước với các DN để khai thác lợi thế của các bên về nhân lực, vốn, công nghệ và thiết bị để tạo ra Sản phẩm KH&CN...Bên cạnh đó, chính sách đối với DN KH&CN cần được cụ thể hoá và thực thi một cách có hiệu quả hơn nũa, khuyến khích các DN một cách thoả đáng để các DN có điều kiện ứng dụng, nghiên cứu và phát triển SXKD, góp phần phát triển KT-XH của đất nước...
PV
|