|
|||
Canh tác nương rẫy là một hình thức sản xuất nông nghiệp lâu đời gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng rừng núi không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới. Do canh tác nương rẫy thường xuyên luân canh và mở rộng diện tích canh tác mới, nên canh tác nương rẫy là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng; việc đốt dọn thực bì trong quá trình canh tác nương rẫy không được quản lý chặt chẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vụ cháy rừng. Xuất phát từ thực tế trên, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã tiến hành triển khai Đề tài “Nghiên cứu chuyển đổi mô hình canh tác nương rẫy thành mô hình nông lâm kết hợp góp phần canh tác đất dốc bền vững tại một số tỉnh vùng Tây Bắc” từ 2015-2017. Đề tài thực hiện với mục tiêu đánh giá được thực trạng canh tác nương rẫy, quản lý đất nương rẫy và hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp điển hình đã xây dựng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc… Sau 3 năm triển khai, Đề tài đã xây dựng được 3 mô hình nông lâm kết hợp chuyển đổi từ các mô hình canh tác nương rẫy kém hiệu quả (quy mô 2 ha/mô hình) gồm: Mô hình nông lâm kết hợp trên đai độ cao từ 300 - 700m và cấp độ dốc từ 15 - 250 tại Đà Bắc, Hòa Bình; tại Mường La, Sơn La; và mô hình nông lâm kết hợp trên đai độ cao trên 1.000m và cấp độ dốc từ 15 - 250 tại Mường La, Sơn La.
Phát dọn thực bì và đào hố trồng của mô hình: “Nông lâm kết hợp trên đại độ cao từ 701 - 1.000m và cấp độ dốc từ 15 – 200 tại bản Nậm Hoi, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La” Theo đó, các mô hình nông lâm kết hợp chuyển đổi có hiệu quả (dự báo) với lợi nhuận ròng từ khoảng 5,2 triệu đồng/ha (mô hình nông lâm kết hợp 2) đến 60 triệu đồng/ha (mô hình nông lâm kết hợp 1) sau 30 năm và khoảng 45 triệu đồng/ha (mô hình nông lâm kết hợp 3) sau 20 năm. Người dân canh tác các mô hình nông lâm kết hợp này đều có lãi. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp về: quy hoạch sử dụng đất, giao đất, giao rừng; giải pháp về khoa học kỹ thuật; giải pháp về cơ chế chính sách, khuyến nông khuyến lâm; giải pháp về tổ chức chuyển giao và đào tạo, phổ cập công nghệ... góp phần canh tác bền vững, nâng cao hiệu quả canh tác đất dốc và cải thiện sinh kế cho người dân vùng cao Tây Bắc. Tin, ảnh: Huyền Minh
|