Thông tin này được bà Hoàng Tố Như - Phó Trưởng phòng Quản lý sở hữu trí tuệ (SHTT), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM công bố.
Ngoài ra, trong báo cáo của PGS.TS Lê Thị Nam Giang, ĐH Luật TP.HCM, chỉ rõ trong năm 2016, ĐH Bách khoa Hà Nội có 12 đơn đăng ký sáng chế nhưng được chỉ có 2 bằng được cấp. Hoạt động chuyển giao công nghệ của trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong năm 2016 có 87 hợp đồng được ký kết, kinh phí chuyển giao chỉ 13,5 tỉ đồng.
Tại trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong năm 2015, có 11 đơn đăng ký sáng chế nhưng không có đơn nào được cấp bằng.
Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó giám đốc Sở KH&CN TP.HCM nhìn nhận, trường ĐH, CĐ là nơi tập trung trí thức, nhà khoa học, đây là đội ngũ những người có khả năng sáng tạo ra những sản phẩm mới, ứng dụng vào thực tế, song hoạt động quản trị tài sản trí tuệ lại chưa được quan tâm.
“Chúng tôi mong muốn rằng hội thảo sẽ là nơi để các trường ĐH, CĐ đề xuất những ý kiến, quan điểm nhằm thúc đẩy hoạt động quản trị tài sản trí tuệ trong nhà trường được hiệu quả hơn”- ông Thanh nhấn mạnh.
Th.s Đỗ Quang Doanh, giảng viên trường CĐ kinh tế kỹ thuật Vinatex (Bộ Công Thương) cho rằng, sở dĩ đội ngũ trí thức tại các trường ĐH, CĐ chưa quan tâm đến các vấn đề về quản trị tài sản trí tuệ là do họ chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích của sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa.
“Vì thế, các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo để trang bị thêm nhiều kiến thức về sở hữu trí tuệ cho đối tượng giảng viên, nhà khoa học trong trường ĐH” - Th.s Doanh đề xuất. |