|
|||
Theo đó, nếu phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND)cấp huyện có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng. Đơn vị vi phạm cũng có thể bị buộc phải: loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; tiêu hủy hàng hóa tang vật phương tiện vi phạm không loại bỏ được yếu tố tố vi phạm; Cải chính công khai đối với các hành vi chỉ dẫn sai vè quyền sở hữu công nghiệp… bởi Chủ tịch UBND huyện. Trên UBND cấp huyện, theo Nghị định 97/2010/NĐ-CP, Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Cục quản lý cạnh tranh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng là những đơn vị được giao nhiệm vụ và quyền phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp. Hình thức phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này, mức phạt tối đa là 500 triệu đồng. Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội có quyền yêu cầu xử lý vi phạm hành chính về Sở hữu công nghiệp.
|