
|
|||
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi về một số vấn đề như: tổng quan về bảo hộ quyền SHTT theo các hiệp định thương mại tự do; cam kết của Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT trong các hiệp định thương mại tự do; quyền SHTT trong các hoạt động thương mại quốc tế; tổng quan về Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); chi phí và lợi ích của bảo hộ quyền SHTT đối với các quốc gia thành viên của hiệp định thương mại tự do;… Ông Alex Koff, Luật sư Hoa Kỳ cho rằng, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu và ký kết các hiệp định thương mại song phương, vấn đề tài sản trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng. Bảo hộ quyền SHTT liên quan nhiều đến thương mại quốc tế. Việc bảo hộ quyền SHTT có thể thúc đẩy hoặc hạn chế thương mại quốc tế. Vấn đề này phải nhìn ở nhiều khía cạnh. Việt Nam phải xác định được hướng phát triển ngành nào rồi mới nghĩ đến vấn đề bảo hộ SHTT. Các khía cạnh khác nhau liên quan đến quyền SHTT được đề cập đến trong các hiệp định thương mại tự do là một vấn đề mới và khó được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Nhiều đại biểu đều thống nhất cho rằng, các hiệp định thương mại tự do có thể tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn, nhưng đồng thời cũng đặt một số nước vào những thách thức mới liên quan đến mở rộng việc bảo hộ quyền SHTT để làm cho các nước này trở nên hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư, tạo ra bước đột phá tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội. Được biết, trong năm 2011, phối hợp với "Dự án hỗ trợ thi hành pháp luật về hội nhập kinh tế (USAID/STAR Plus)", Trường Quản lý KH&CN đã tổ chức chương trình đào tạo cán bộ đầu mối về thực thi quyền SHTT cho 56 cán bộ đang công tác trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT của Việt Nam. Tin, Ảnh: Nguyễn Hạnh |