|
|||
Đáp ứng nhu cầu thực tiễn Với mục tiêu phấn đấu đáp ứng 70% yêu cầu của các trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về hướng dẫn, hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT đối với các kết quả nghiên cứu. Đồng thời đáp ứng 70% yêu cầu của các địa phương về hỗ trợ phát triển TSTT đối với các đặc sản của địa phương và đáp ứng 50% yêu cầu về hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) của các doanh nghiệp có sản phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu tại các nước là thị trường chính và tiềm năng. Được biết, Chương trình 68 giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung vào 8 nội dung cụ thể: Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ quản lý hoạt động SHTT; Thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức hỗ trợ phát triển TSTT; Hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác của Việt Nam ở trong và ngoài nước; Hỗ trợ xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị TSTT; Hỗ trợ khai thác thông tin khoa học - công nghệ và SHTT phục vụ nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh; Hỗ trợ áp dụng các sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh; Hỗ trợ triển khai các chương trình, hoạt động bảo vệ quyền SHTT, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép các đối tượng SHTT; Hỗ trợ tổ chức, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT. Cơ chế triển khai linh hoạt… Chương trình 68 giai đoạn 2011-2015 còn được bổ sung thêm quy định về nguyên tắc quản lý như phân cấp rõ Cơ quan thường trực Chương trình là Cục SHTT thuộc Bộ KH&CN, cơ quan quản lý dự án ở địa phương là Sở KH&CN các tỉnh, thành phố. Bổ sung quy định về nguyên tắc ngân sách nhà nước ở địa phương đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động chung của Chương trình tại địa phương đó. Về phân cấp quản lý dự án, loại dự án do trung ương quản lý ngoài các dự án được xây dựng và triển khai theo hình thức xây dựng mô hình điểm còn có thêm những dự án do địa phương đề nghị Bộ KH&CN trực tiếp quản lý. Một số nội dung của Chương trình được sửa đổi như xác định chủ thể được hỗ trợ và hưởng lợi không chỉ là doanh nghiệp mà bao gồm các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Cơ chế hỗ trợ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của địa phương được áp dụng giống như đối với chỉ dẫn địa lý. Có thể nói, việc phê duyệt Chương trình 68 giai đoạn 2011-2015 là sự ghi nhận của Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết phải tiếp tục triển khai theo chiều sâu và diện rộng các nội dung hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ đã triển khai trong giai đoạn 2005-2010. Đồng thời mở ra những hoạt động mới, những hướng đi mới, tạo điều kiện hỗ trợ ngày một thiết thực hơn từ phía Nhà nước tới các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ, đồng thời phát triển và khai thác ngày một tốt hơn các tài sản trí tuệ của Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý Chương trình thông qua việc tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động chung và các dự án thực hiện nội dung Chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. 5 điểm mới Chương trình 68 giai đoạn 2011-2015 Thứ nhất: Thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức hỗ trợ phát triển TSTT tại các khu vực, địa phương có điều kiện nhằm chủ động và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển TSTT.
|