|
|||
Cây trồng chủ lực Dứa là một trong những cây ăn quả chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của TP. Tam Điệp (Ninh Bình). Để bảo tồn nguồn gen, bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt và triển khai dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Đồng Giao cho sản phẩm dứa”.
Dứa Đồng Giao là đặc sản trái cây của tỉnh Ninh Bình, có mặt trong sách Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Dứa Đồng Giao cùng với cá rô Tổng Trường, dê núi và cơm cháy Ninh Bình được coi là những đặc sản ẩm thực tiêu biểu của Ninh Bình. Dứa Đồng Giao có hai giống là dứa Cayene và dứa Queen.
Dứa Cayene Đồng Giao có hình trụ, màu vàng cam nhạt, mùi thơm, vị ngọt đậm, không xơ. Khối lượng quả từ 1,53 đến 1,78 kg. Đường kính quả từ 12,90 đến 13,90 cm. Chiều dài quả từ 19,45 đến 20,39 cm. Số lượng mắt dứa từ 111 đến 115 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 72 đến 75%.
Dứa Queen Đồng Giao có hình trụ, màu vàng rơm, mùi thơm, vị ngọt, không xơ. Khối lượng quả từ 0,54 đến 0,61 kg. Đường kính quả từ 7,71 đến 8,49 cm. Chiều dài quả từ 10,46 đến 11,27 cm. Số lượng mắt dứa từ 92 đến 94 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 60 đến 74%.
Ngoài các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý, bí quyết canh tác, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm của người sản xuất tại khu vực địa lý cũng góp phần tạo nên các đặc thù của sản phẩm dứa Đồng Giao.
Dứa là một trong những cây ăn quả chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Để bảo tồn nguồn gen, bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã được phê duyệt và triển khai dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Đồng Giao cho sản phẩm dứa của tỉnh Ninh Bình”.
Từ những năm 1967, cây dứa được đưa về trồng ở Nông trường Đồng Giao, Tam Điệp, Ninh Bình, cây dứa đã tồn tại và phát triển bền vững và trở thành biểu tượng và sản phẩm chính của Đồng Giao. Hiện tại, toàn Nông trường Đồng Giao (nay là Công ty Cổ phần xuất khẩu Đông Giao) có diện tích rộng 3.600ha, với khoảng 1.700 hộ chuyên làm nghề trồng dứa, tổng sản lượng dứa mỗi năm từ 55.000- 60.000 tấn.
Hiện nay, ở Tam Điệp, cây dứa chiếm 60% diện tích trồng các cây ăn quả. Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nên sản lượng dứa thu hoạch hàng năm tăng nhanh từ trên 5.700 tấn dứa quả năm 2000 lên trên 22.800 tấn vào năm 2005 và năm những năm gần đây là trên 60.000 tấn.
Bên cạnh kinh nghiệm và bí quyết canh tác của người dân, các đặc tính này có được là nhờ điều kiện tự nhiên độc đáo của khu vực này: vùng bán sơn địa, có mức độ phân cắt địa hình ít nên tạo sự đồng đều về khí hậu, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng và sản xuất cây dứa. Đất đai nơi đây có hàm lượng sét cao, tầng mặt của đất tơi xốp, phù hợp với đặc điểm của cây dứa là có bộ rễ yếu, ăn nông và cần lượng nước cao. Ngoài ra, đây là khu vực có biên độ nhiệt ngày đêm lớn (4 – 60C) và lượng bức xạ cao giúp tạo nên đặc điểm đặc thù cho sản phẩm dứa Đồng Giao.
Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ là bước ban đầu để xác lập quyền sở hữu và những yếu tố pháp luật có liên quan đến đặc sản địa phương. Ðể phát triển bền vững, cần sự phối hợp giữa các sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và UBND thành phố Tam Điệp trong việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhất là gắn kết khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của địa phương, doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu mạnh
Hiện tại, tỉnh Ninh Bình có một số doanh nghiệp chế biến dứa xuất khẩu, đã góp phần đẩy mạnh nghề trồng dứa phát triển. Đặc biệt, Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao (DOVECO) - một trong 6 trung tâm chế biến thực phẩm quy mô nhất cả nước, mỗi năm tiêu thụ hàng chục nghìn tấn rau, hoa quả các loại, trong đó có sản phẩm từ dứa. Hiện nay, DOVECO đã đưa dứa và các sản phẩm rau hoa quả khác của tỉnh đến với hơn 30 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Vì vậy, sản phẩm dứa sản xuất ra được đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng với giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn thu cho người nông dân. Nhờ phát triển bền vững cây dứa, nhiều hộ nông dân nơi đây có thu nhập từ 50-70 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha, góp phần phát triển kinh tế và làm thay đổi diện mạo của TP. Tam Điệp.
Các cấp các ngành tỉnh Ninh Bình xác định, việc xây dựng và thực hiện dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Đồng Giao cho sản phẩm dứa của tỉnh Ninh Bình” là rất cần thiết. Mục tiêu của dự án này hướng vào xây dựng chỉ dẫn địa lý “Đồng Giao” cho sản phẩm dứaKhi chỉ dẫn địa lý được bảo hộ sẽ là căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm dứa ở trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Đồng Giao”, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người trồng dứa.
Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý “Đồng Giao” cho sản phẩm dứa tỉnh Ninh Bình góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng xuất khẩu. Từ đó làm tăng giá trị và uy tín của sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án. Nhận thức của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp và khách hàng về giá trị của chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm dứa Đồng Giao tăng lên. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng. Nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Khu vực địa lý của sản phẩm dứa bao gồm các xã Phú Long, Quảng Lạc thuộc huyện Nho Quan; các xã Đông Sơn, Quang Sơn và các phường Trung Sơn, Nam Sơn thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Box: Cây dứa Đồng Giao thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Trung bình thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Trước khi hái, dứa được thử để ước tính lượng đường của trái. Dứa Đồng Giao có 2 giống chính là Dứa Cayen với diện tích trồng khoảng 1.900 ha và Dứa Queen 1.700ha.
Dứa Cayene Đồng Giao có hình trụ, màu vàng cam nhạt, mùi thơm, vị ngọt đậm, không xơ. Khối lượng quả từ 1,53 đến 1,78 kg. Đường kính quả từ 12,90 đến 13,90 cm. Chiều dài quả từ 19,45 đến 20,39 cm. Số lượng mắt dứa từ 111 đến 115 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 72 đến 75%.
Dứa Queen Đồng Giao có hình trụ, màu vàng rơm, mùi thơm, vị ngọt, không xơ. Khối lượng quả từ 0,54 đến 0,61 kg. Đường kính quả từ 7,71 đến 8,49 cm. Chiều dài quả từ 10,46 đến 11,27 cm. Số lượng mắt dứa từ 92 đến 94 mắt. Tỷ lệ phần ăn được từ 60 đến 74%.
PV
|