|
|||
Đại diện cục Sở hữu trí tuệ cho biết, trong năm 2018, hoạt động tổ chức triển khai Chương trình 68 tiếp tục được thực hiện khẩn trương, đúng mục tiêu và nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kết quả đề xuất dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ cho thấy ngành khoa học và công nghệ nói chung và SHTT nói riêng đang từng bước khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội: Nhiều tập đoàn, doanh lớn đã quan tâm tới công tác bảo hộ, quản trị và phát triển TSTT; nhiều sản phẩm chủ lực của địa phương được bảo hộ SHTT ở trong và ngoài nước, góp phần vào việc khai thác bền vững, bảo vệ và phát triển thương hiệu các sản phẩm của Việt Nam.
Một số kết quả đạt được của Giới thiệu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020:
Về công tác truyền thông, cao nhận thức cộng đồng về SHTT: Phối hợp với VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng Chương trình “Câu chuyện sở hữu trí tuệ” nhằm truyền thông về SHTT và giới thiệu các mô hình tiêu biểu về sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển doanh nghiệp; Hỗ trợ Công ty IPCom và Trường Đại học ngoại thương để tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng sinh viên Việt Nam về SHTT thông qua hình thức truyền thông lan tỏa.
Về nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực về SHTT cho cộng đồng, doanh nghiệp: Phối hợp với 02 cơ sở đào tạo đầu ngành chuyên ngành Luật là Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội để đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ cho các đối tượng là cán bộ SHTT trong doanh nghiệp, các luật sư, giảng viên đại học, các nhà khoa học, cán bộ thực thi về SHTT; Hỗ trợ Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị có lên quan tổ chức đào tạo trong lĩnh vực bản quyền tác giả, các đối tượng hương tới là cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa, âm nhạc, văn học nghệ thuật ….
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý giúp gia tăng sản phẩm, đóng góp vào phát triển KT-XH địa phương (Trong ảnh: Đồng chí Đinh Hữu Phí trao Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Dừa uống nước xiêm xanh và Bưởi da xanh cho Lãnh đạo tỉnh Bến Tre)
Về nhiệm vụ hỗ trợ bảo hộ SHTT cho các đặc sản địa phương: Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho gần 30 sản phẩm đặc thù của địa phương về bảo hộ SHTT, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chuỗi; Hỗ trợ bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của địa phương: Cục SHTT đang tiến hành lập hỗ trợ lập và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho 03 sản phẩm là Thanh long Bình Thuận, Cà phê Buôn Ma Thuột và Vải thiều Lục Ngạn.
Về hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ, quản trị tài sản trí tuệ và tăng cường thực thi quyền SHTT: Chương trình đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn như Tập đoàn đệt may Việt Nam, Công ty cổ phần sữa Hà Nội, Công ty cổ phần tập đoàn DABACO, Hiệp hội da Việt Nam triển khai hoat động nâng cao nhận thức, đào tạo, tiến hành các biện pháp quản trị tài sản trí tuệ và tăng cường năng lực, hiệu quả thực thi quyền SHTT.
Thời gian tới Chương trình tập trung, ưu tiên triển khai tăng cường triển khai nhiệm vụ hỗ trợ quản lý và kiểm soát nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam được bảo hộ; hỗ trợ bảo hộ các sản phẩm chủ lực của Việt Nam ra nước ngoài; tăng cường năng lực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác bảo hộ, quản trị và phát triển tài sản trí tuệ.
Tin, ảnh: PV
|