|
|||
Tham dự Hội thảo có đại diện: Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải; Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ; ACFA; các diễn giả đến từ các tổ chức năng lượng, nhiên liệu sạch… Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề: Tình hình thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, xe mô tô và xe gắn máy; kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học. Trong khuôn khổ Hội thảo đại diện Hiệp hội Nhiên liệu sạch Châu Á đã trình bày về thực hiện mục tiêu không khí sạch thông qua nhiên liệu sạch ở Châu Á. Hiệp hội Nhiên liệu Oxygenate Châu Âu cũng đã trình bày về giải pháp để giảm phát thải ô nhiễm từ phương tiện cơ giới và nâng cao chất lượng không khí: Kinh nghiệm của Châu Âu và Nhật Bản. Cũng như các nước trên thế giới, trong tình hình phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong đó có vấn đề cải thiện dần nguồn nhiên liệu hóa thạch. Về mặt chính sách, Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010. Trong đó các chế tài nhằm sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn các nguồn năng lượng trong đó có nguồn nhiên liệu hóa thạch, phòng ngừa giảm phát thải chất gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, Bô Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều hoạt động như xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô, xe mô tô và xe gắn máy …. Triển khai các biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông, phát triển vận tải công cộng tại các đô thị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, nhiên liệu mới thay thế… Để nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu sạch hơn nhằm giảm phát thải chất gây ô nhiễm từ phương tiện giao thông cơ giới, bảo vệ môi trường, tại Hội thảo các đại biểu kiến nghị cần phải tiến hành đồng bộ một số giải pháp bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về quản lý chất lượng không khí; có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu phát thải khí thải ngay tại nguồn; đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất lượng không khí; tăng cường hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học về quản lý chất lượng không khí; có biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về ô nhiễm không khí và quản lý chất lượng không khí… Thông qua trao đổi, thảo luận, giải pháp, công nghệ từ các nước phát triển được ACFA giới thiệu sẽ được các nhà khoa học, quản lý xem xét nghiên cứu và triển khai, áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam đem lại hiệu quả tích cực trong tiết kiệm nhiên liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam. Tin, ảnh: Bảo Chi |