|
|||
Tham dự buổi trao giải có GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch danh dự Quỹ VIFOTEC; TS. Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, GS.TS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Quỹ VIFOTEC cùng nhiều đại biểu khách mời tới dự buổi lễ. Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (STKHCN) Việt Nam 2015 có 96 công trình tham dự, chia theo sáu lĩnh vực: Cơ khí - tự động hóa; công nghệ vật liệu; công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới. Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải cho 30 công trình, bao gồm: Bốn giải nhất, tám giải nhì, chín giải ba và chín giải khuyến khích. Giải thưởng STKHCN Việt Nam 2015 được trao cho 30 công trình khoa học ( gồm 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 9 giải Ba và 9 giải khuyến khích) thuộc 6 lĩnh vực công nghệ ưu tiên: công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; cơ khí tự động hóa; công nghệ vật liệu; sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân (phải, ngoài cùng), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao giải WIPO năm 2015(giải thưởng của tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) cho ThS. Trần Văn Trà (trái, ngoài cùng) với công trình "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế chế tạo, đồng bộ hóa chuỗi dây chuyền chiết lon và đóng hộp tự động công suất 50.000 lon/giờ; ThS. Lê Hữu Hoàng (giữa) với công trình "Nghiên cứu quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến phù hợp với từng vùng miền, địa phương phục vụ phát triển bền vững nghề nuôi chim Yến tại Việt Nam". Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho bốn cá nhân là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm của bốn công trình đoạt giải nhất... Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao giải WIPO cho công trình xuất sắc nhất thuộc lĩnh vực Cơ khí tự động hóa: "Nghiên cứu cải tiến, thiết kế, chế tạo, đồng bộ hóa chuỗi dây chuyền chiết lon và đóng hộp tự động công suất 50 nghìn lon/giờ" của Th.S Trần Văn Trà và cộng sự (Công ty CP Tập đoàn Hương Sen, Thái Bình); công trình xuất sắc nhất thuộc lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống: "Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi chim yến và xây dựng nhà yến phù hợp với từng vùng miền, địa phương phục vụ phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam" của Th.S Lê Hữu Hoàng và cộng sự (Công ty TNHH nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng các tác giả được trao giải thưởng STKHCN Việt Nam. Những đóng góp của các nhà khoa học, kỹ thuật, quản lý đưa ra các giải pháp sáng tạo KH&CN, góp phần thiết thực và hiệu quả phát triển đất nước. Tuy nhiên, đợt xét giải năm nay, cả nước chỉ có 15 tỉnh, thành phố, một bộ và hai tập đoàn kinh tế gửi công trình tham dự, cho thấy sự sáng tạo của người Việt Nam rất lớn, nhưng sự quan tâm của lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành hỗ trợ hoạt động sáng tạo còn hạn chế. Để khơi dậy niềm tự hào, tự tin của những người làm khoa học, cần thành lập một hội đồng xét chọn để công bố cuốn Sách vàng sáng tạo Việt Nam, trên cơ sở lựa chọn các công trình đã đoạt các giải thưởng quốc gia. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng hy vọng năm sau sẽ có nhiều công trình sáng tạo xuất sắc hơn.
Tại Buổi lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chu Ngọc Anh đã phát động Giải thưởng STKHCN Việt Nam 2016. "Chúng tôi tin rằng Giải thưởng STKHCN Việt Nam 2016 sẽ được các nhà khoa học trong cả nước nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ và tham gia với các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Có những đóng góp thiết thực ngày càng hiệu quả về đổi mới công nghệ nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp, đất nước phát triển nhanh, ổn định", Bộ trưởng khẳng định. Tin, ảnh: MH |