|
|||
Theo ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng Bộ KH&CN, mục đích chủ yếu của Chính phủ trong việc cho phép xây dựng các khu CNC quốc gia là nhằm giúp Việt Nam nhanh chóng phát triển, rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc nhấn mạnh: Hội nghị giao ban là cơ hội để các nhả quản lý tại 3 khu cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đối với việc phát triển khu CNC. Theo báo cáo của Khu CNC Hòa Lạc, hiện khu này có 69 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 55.395 tỷ đồng trên tổng diện tích 329 ha, trong đó có 32 dự án đang hoạt động. Công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá rà soát các dự án đã được cấp giất chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng được tiến hành khẩn trương. Theo đó, tính đến nay đã thu hồi 17 dự án do không có khả năng triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ cam kết.
Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ KH&CN, Trưởng Ban quản lý khu CNC Hòa Lạc Với Khu CNC TP Hồ Chí Minh, đến nay đã thu hút đầu tư hơn 4356 tỷ USD với 82 dự án. cĐặc biệt năm 2014, thu hút thành công dự án Samsung nên FDI Khu CNC chiếm 48,19% tổng vốn FDI của thành phố. Khu CNC TP Hồ Chí Minh có quan điểm nhất quán về thu hút đầu tư công nghệ cao, đó là: Chất lượng của dự án, đặc biệt đầu tư phải chứng minh được những khâu quan trọng của dự án đem lại giá trị gia tăng cao (về trình độ công nghệ, R&D, đào tạo nhân lực, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ) sẽ phải được triển khai tại Khu CNC. Bên cạnh đó là việc tập trung thu hút đầu tư các dự án trọng điểm về đào tạo và nghiên cứu- phát triển, cấp giấy chứng nhận đầu tư vào Khu Không gian khoa học. Tuy nhiên, tại Hội nghị, bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu CNC TP\p. Hồ Chí Minh cho biết, hiện việc triển khai áp dụng cơ chế một cửa tại Khu đang có nhiều vướng mắc chồng chéo. Nguyên nhân là do các văn bản quy phạm pháp luật liên tục điều chỉnh, thay đổi, bổ sung dẫn đến thực hiện Ủy quyền không còn giá trị hiệu lực. Chức năng quản lý Nhà nước của Ban quản lý khu CNC không được xem xét khi các văn bản này được điều chỉnh. Ông Nguyễn Xuân Đại, Trưởng Ban Kế hoạch Đầu tư, Khu CNC Đà Nẵng phản ánh thực trạng đang xảy ra tại khu này, đó là thiếu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu CNC; tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn chậm và công tác quản lý đầu tư còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số công trình thiết yếu trong Khu CNC chưa được đầu tư xây dựng; Chưa ban hành được cơ chế đặc thù…
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau Hội nghị giao ban Các đại biểu tham dự Hội nghị kiến nghị: Đề xuất Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các dự án có hoạt động nghiên cứu và triển khai. Thực tế hiện nay, các dự án đầu tư FDI hầu như không đưa hoạt động nghiên cứu và phát triển vào Việt Nam. Đề xuất Bộ KH&CN chủ trì xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư chung hằng năm cho 3 Khu CNC quốc gia. Hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư chung sẽ góp phần phát triển các Khu CNC quốc gia đồng thời nâng cao vai trò điều phối giữa các Khu CNC của Bộ KH&CN. Đại diện Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN cũng cho biết, hiện 3 Khu CNC quốc gia có 3 mô hình tổ chức khác nhau. Được biết, Vụ Công nghệ cao sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định tiêu chí đánh giá đầu tư vào Khu CNC. Dự kiến trình năm 2016. Một văn bản nữa cũng rất quan trọng đó là trong giai đoạn 20116- 2020 sẽ đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động các Khu CNC nhằm hoàn thiện các văn bản thống nhất với Luật CNC, Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản có liên quan. Phối hợp với các Khu CNC xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong Khu CNC. Tin và ảnh: Minh Châu |