|
|||
Năm qua, với đội ngũ các nhà khoa học trong và ngoài nước đông đảo, công tác xuất bản đã góp phần cho ra đời nhiều ấn phẩm có giá trị, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và phổ biến kiến thức KH&CN nâng cao dân trí trên phạm vi toàn quốc... Ông Phạm Ngọc Khôi - Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản cho biết trong 9 tháng đầu năm 2014, Nhà xuất bản đã xuất bản được 127 đầu sách với 110.935 bản. Trong đó, phối hợp với các đơn vị trong Bộ KH&CN xuất bản 25 đề tài; Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học xuất bản 59 đề tài phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo; Thực hiện chương trình xuất bản sách Nhà nước đặt hàng, đã xuất bản 8 đề tài với 9240 bản phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến và phát triển KH&CN bền vững; Tham gia dự án “Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở thuộc chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo” xuất bản 5 đề tài với 22.500 bản; Phối hợp với các nhà khoa học ngành y dược xuất bản các công trình nghiên cứu và ứng dụng phục vụ kinh tế và đời sống nhân dân; Biên tập và xuất bản 30 đề tài sách KH&CN được Bộ KH&CN đặt hàng phục vụ công tác quản lý, chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Trong những năm tới, Nhà xuất bản sẽ tập trung xuất bản về các mảng sách như: Sách khoa học tự nhiên, sách công nghệ, sách ứng dụng KH&CN phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sách về công nghệ và kết cấu hạ tầng; Sách ứng dụng KH&CN trong bảo vệ sức khỏe; Sách công nghệ cao; Sách KH&CN về Tài nguyên và môi trường; sách Khoa học – xã hội và nhân văn; Sách quản lý Khoa học và Kỹ thuật phổ thông; ông Phạm Ngọc Khôi cho biết.
Toàn cảnh Hội nghị Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã được nghe nhiều ý kiến tham luận về nâng cao chất lượng nội dung và kỹ, mỹ thuật xuất bản phẩm, tăng cường thực hiện pháp luật trong công tác xuất bản, công tác xuất bản trong hoạt động KH&CN, thực trạng và giải pháp công tác phát hành sách, quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ biên tập sách chuyên ngành. Nhiều ý kiến cho rằng, Nhà xuất bản cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung, thái độ phục vụ, mở rộng thêm lĩnh vực, phân khúc thị trường rõ ràng để hướng đến từng đối tượng cụ thể trong xã hội,... Hy vọng trong thời gian tới, Nhà xuất bản KH&KT sẽ trở thành Nhà xuất bản có uy tín, năng lực hàng đầu về lĩnh vực KH&CN và một số lĩnh vực mũi nhọn khác nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đánh giá cao những kết quả của tập thể cán bộ Nhà xuất bản đã đạt được và gợi ý một số định hướng phát triển cho Nhà xuất bản. Trong thời gian tới, Nhà xuất bản cần phát huy những kết quả đã đạt được, đa dạng hoá các đầu sách hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Tin, ảnh: Ánh Tuyết
|