|
|||
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Bộ Chính trị định hướng tại Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm KH&CN của khu vực miền Trung giai đoạn 2011 – 2020. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến KH&CN, phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học của cả nước”, đặc biệt, sự hợp tác giữa Đại học Huế với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã dần đi vào phát triển chiều sâu gắn với nhu cầu thực tiễn. “Hội nghị là dịp để các đại biểu cùng nhìn nhận, đánh giá, xem xét, chia sẻ kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh” Phó Chủ tịch bày tỏ. Thứ trưởng cũng lưu ý đến Luật KH&CN năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị quyết số 46/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20 – NQ/TW về “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định số 1244/QĐ-TTg về phương hướng, mục tiêu, nghiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 418/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020,… “ Đây là những hành lang pháp lý quan trọng cần được triển khai, tổ chức và thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển KH&CN của đất nước trong thời gian tới” Thứ trưởng nhấn mạnh. Bên cạnh những thành tựu về KH&CN của vùng đã đạt được, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, các sở trong vùng cần tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW; góp ý các dự thảo của Bộ KH&CN; tập trung phát triển và bảo tồn nguồn quỹ gen tại địa phương; tiếp tục mở rộng liên kết và tăng cường hợp tác về KH&CN liên tỉnh, liên vùng; lựa chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo cơ chế đặt hàng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN qua các hoạt động sở hữu trí tuệ, TĐC, công tác an toàn bức xạ hạt nhân, thanh tra KH&CN,…; xây dựng và phát triển kinh tế với nước bạn Lào,… Toàn cảnh Hội nghị
Kết quả có 18 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được thực hiện thuộc các chương trình Nông thôn miền núi; cấp tỉnh có 463 nhiệm vụ được thực hiện bao gồm: lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn 105 nhiệm vụ, (chiếm 22,7 %); lĩnh vực khoa học tự nhiên có 17 nhiệm vụ (chiếm 3,7 %); lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ có 110 nhiệm vụ (chiếm 23,8 %); lĩnh vực Y tế - giáo dục có 47 nhiệm vụ (chiếm 10,1 %); lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có 172 nhiệm vụ (chiếm 37,1%) các lĩnh vực khác là 12 nhiệm vụ (chiếm 2,6%). Đồng thời, một số kết quả đã được ứng dụng thành công tại một số địa phương như: ứng dụng hệ thống chụp mạch kỹ thuật số trong chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh Hóa; ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sinh sản giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Vược tại Nghệ An; xây dựng mô hình trồng cỏ nuôi bò lai Sind ở thôn Bắc Bình xã Cam Tuyền tỉnh Quảng Trị; nghiên cứu giá trị của các kỹ thuật nội soi tiêu hóa can thiệp mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa Trường Đại học Y Dược Huế,... Về hoạt động sở hữu trí tuệ, toàn vùng đã có 642 đơn đăng ký bảo hộ và 502 văn bằng bảo hộ đã được cấp. Bên cạnh đó, các tỉnh trong vùng đã triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề truyền thống nhằm nâng cao giá trị kinh tế, góp phần phát triển thương hiệu, gìn giữ, phát huy giá trị của các sản phẩm đặc sản của làng nghề truyền thống trong tiến trình hội nhập. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, các sở đã chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đồng thời kết nối với 12 đơn vị, trong đó có 3 doanh nghiệp KH&CN tham gia triển khai kết quả KH&CN,... Tuy nhiên, tại Hội nghị, phần lớn các đại biểu đều cho rằng, việc phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN vẫn tăng theo chiều rộng thay vì đầu tư thành chuỗi giá trị cho sản phẩm chủ lực của địa phương và thiếu các nhiệm vụ có tính liên tỉnh, liên vùng. Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin giữa các tỉnh về danh mục, kết quả các nhiệm vụ KH&CN vẫn còn xảy ra tình trạng trùng lặp; hoạt động nghiên cứu triển khai trong các doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh,... Đặc biệt, sản phẩm chủ lực của vùng chưa được đầu tư một cách thỏa đáng như công nghệ chế biến sâu khoáng sản; công nghệ bảo quản chế biến nông, lâm sản; phát triển bền vững cây dược liệu,…
Trong khuôn khổ Hội nghị Hội nghị giao ban vùng lần thứ XI, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Triển lãm trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm KH&CN vào ngày 14/8/2014. Hội nghị Hội nghị giao ban KH&CN các vùng được Bộ KH&CN chủ trương phối hợp với các địa phương tổ chức luân phiên định kỳ 2 năm một lần. Tại Hội nghị giao ban KH&CN vùng lần tới, Thanh Hóa sẽ là tỉnh đăng cai chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban KH&CN vùng lần thứ XII năm 2016. Tin, ảnh: Ngũ Bùi |