|
|||
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, ông Trần Hồng Hà, báo cáo viên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã trao đổi một số nội dung chính về sự cần thiết phải nghiên cứu quán triệt chuyên đề trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Theo đó, hiện nay việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Trước thực trạng này, Đảng đã kịp thời đề ra những chủ trương, nghị quyết, quy định về trách nhiệm nêu gương của người cán bộ, đảng viên. Đồng chí Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc nêu gương là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò nêu gương là yêu cầu tất yếu khách quan đối với đảng viên. Mọi cán bộ đảng viên cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình để thực hành nêu gương, đóng góp vào những thành tựu quan trọng của các cấp ủy Đảng. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã đặc biệt chú trọng, chăm lo giáo dục, rèn luyện, đề cao tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Toàn cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề. Hiện nay, phương thức lãnh đạo của Đảng không ngừng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn cách mạng. Đặc biệt, phương thức lãnh đạo bằng sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng phát huy hiệu lực và có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với nhân dân; đồng thời, được Đảng và các cấp, các ngành, mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần, thực hiện có hiệu quả. Nhiều cán bộ, đảng viên đã không quản ngại khó khăn, vất vả, quyết tâm tìm tòi con đường đổi mới sáng tạo, đóng góp vào sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Từ thực tiễn cách mạng, Ðại hội XIII của Ðảng đã khẳng định: “Thực hiện nghiêm các quy định của Ðảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Ðảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và là đạo lý của người đảng viên của Ðảng trước nhân dân; trách nhiệm nêu gương phải được thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự phê bình, phê bình đến trong quan hệ với quần chúng, trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ. Để cán bộ, đảng viên tự giác nêu gương, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần phải tích cực tổ chức tuyên truyền học tập lý luận chính trị, có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Do đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên cần tự giác nêu gương về học tập lý luận chính trị. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự nghiên cứu lý luận chính trị, tự giác tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị và trong thực tiễn. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần có tư tưởng chính trị đúng đắn, nghĩa là: phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Ðảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đi đầu trong đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đồng thời, cần có lối sống, tác phong trong sáng, phù hợp. Ngoài ra, cán bộ, đảng viên cần phải biết tự phê bình, phê bình, trong đó, người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề đã giúp đảng viên 2 Chi bộ nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm nêu gương của người đảng viên, trước những yêu cầu đổi mới về công tác xây dựng cán bộ. Đảng viên cần phải có nhận thức cao về việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biết trách nhiệm của mình để nâng cao chất lượng công tác. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển đối với bản thân và cơ quan, đơn vị; tự giác nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, lao động sáng tạo… góp phần xây dựng ngành KH&CN thật sự trong sạch, vững mạnh. Tin, ảnh: Đăng Minh
|