Bản in
Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
Cụm công trình đã góp phần hình thành tư tưởng tổ chức, chỉ đạo, là chủ đề khoa học của nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế về văn học.

Đó là kết quả của Cụm công trình “Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học Việt Nam hiện đại: 1. Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa đầu thế kỷ XX); 2. Văn chương – Tiến trình – Tác giả - Tác phẩm; 3. Thẩm định các giá trị văn học” của PGS.TS. Phan Trọng Thưởng. Cụm công trình là 1 trong 17 công trình, cụm công trình xuất sắc vừa được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ trong Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tổ chức ngày 23/11/2022. 

Tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại, lần đầu tiên trong nghiên cứu hệ thống và toàn diện, khách quan thể loại kịch nói, một thể loại văn học mới, một loại hình trình diễn sân khấu mới với vai trò, ý nghĩa là một thành tố trong văn học hiện đại Việt Nam. Đặc biệt, từ thể loại kịch nói đã nhấn mạnh góc nhìn giao lưu văn hoá Đông – Tây. Nghiên cứu, đánh giá mới nhiều hiện tượng của văn học Việt Nam trong thế kỷ XX, góp phần nhận thức lại nhiều giá trị văn học. Từ thực tiễn văn học Việt Nam nêu nhiều vấn đề lý luận văn học quan trọng như chức năng dự báo của văn nghệ, mối quan hệ bản chất giữa văn hoá và văn học. 
 
Cụm công trình đã góp phần hình thành tư tưởng tổ chức, chỉ đạo, là chủ đề khoa học của nhiều hội thảo quốc gia và quốc tế về văn học; có ý nghĩa tư vấn chuyên môn cấp quốc gia và hoạt động thực tiễn về văn nghệ theo yêu cầu của Đảng. 
 
Tin, ảnh: Hoàng Quỳnh