|
|||
Về phía các Cơ quan Trung ương Đảng, các cơ quan quản lý chuyên ngành có Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Dương Trung Ý; Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Vũ Trọng Lâm; Tổng biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Trần Doãn Tiến; Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Thế giới ảnh Nguyễn An Tiêm cùng đại diện Báo Nhân Dân; Đại diện Thanh tra Chính phủ; Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại diện Ban Tổ chức Trung ương; Cục Xuất bản - In và Phát hành; Lãnh đạo một số nhà xuất bản tại Hà Nội; Lãnh đạo Thư viện quân đội; Thư viện Bộ Công an;…. Cách đây 60 năm, ngày 9/6/1960, Nhà xuất bản Khoa học (tiền thân của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật) được thành lập theo Quyết định số 185KHH/QĐ của Ủy ban Khoa học nhà nước. Trên chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển (1960-2020), trải qua các thời kỳ, thực hiện các nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, Nhà xuất bản đã có nhiều bước phát triển vượt bậc.
Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Bùi Minh Cường phát biểu khai mạc tại buổi Lễ kỷ niệm Phát biểu khai mạc, Quyền Giám đốc Nhà xuất bản Bùi Minh Cường cho biết: Sáu mươi năm qua, Nhà xuất bản đã xuất bản hàng vạn cuốn sách, hàng tỷ trang in, trong đó có nhiều bộ sách quý, được tổ chức biên tập công phu, in ấn và trình bày đẹp, đoạt giải thưởng sách hay, sách đẹp; nhiều cuốn sách dịch có giá trị, nhiều cuốn từ điển khoa học, là sách “gối đầu giường” của giới khoa học. Cho đến nay, địa bàn phục vụ của Nhà xuất bản đã được trải rộng trên phạm vi toàn quốc với đối tượng bạn đọc ngày càng đông đảo, phong phú. Hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà xuất bản ngày càng được mở rộng và có hiệu quả. Nhà xuất bản đã tổ chức dịch và xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị, tham khảo kinh nghiệm, giới thiệu những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới… Ông Bùi Minh Cường cho biết thêm, năm nay do tác động của dịch Covid-19 khiến doanh thu của ngành xuất bản sụt giảm, làm cho ngành xuất bản vốn đã nhỏ, càng khó khăn hơn. "Thực tế đó đã thúc đẩy chuyển dịch từ hình thức xuất bản truyền thống sang nhiều hình thức như, xuất bản điện tử, phát triển phương tiện nghe, nhìn, đọc sách trên mạng di động", ông Bùi Minh Cường nói và cho biết hoạt động của biên tập viên, nhà phát hành cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tặng bằng khen cho Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Trên cơ sở đó, Nhà xuất bản đề ra năm giải pháp trong giai đoạn tới: hoàn thiện cơ chế, quy định, quy chế về các lục vực quản lý, quy chế làm việc nội bộ tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; Xây dựng kế hoạch đề tài dài hạn và kế hoạch hằng năm đối với tất cả các loại sách thông qua sự phối hợp với Bộ KH&CN; Tăng cường mạng lưới cộng tác viên bằng cơ chế nhuận bút thoả đáng. Đồng thời hợp tác với đơn vị xuất bản khác trong và ngoài nước; Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng tinh gọn, thiết thực, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tập trung kiện toàn khối biên tập; Xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các xuất bản phẩm theo hướng chuyên nghiệp hóa. Lãnh đạo Nhà xuất bản cũng khẳng định đổi mới chính là con đường duy nhất để Nhà xuất bản tiếp tục phát triển thực hiện thành công những nhiệm vụ được Bộ KH&CN giao, hướng tới thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nguyên Phó giám đốc Nhà xuất bản Đồng Khắc Sủng cho biết: Trên chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ, thực hiện các nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, Nhà xuất bản cũng có những bước đi thăng trầm, biến động, nhiều lần thay đổi mô hình, phương thức hoạt động song Nhà xuất bản đã có nhiều thành công nhất định trong công tác xuất bản. Đó là kết quả của tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đóng góp công sức, trí tuệ của tập thể cán bộ Nhà xuất bản để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt ghi nhận những đóng góp của Nhà xuất bản trong suốt 60 năm qua. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, ngày từ khi thành lập, Nhà xuất bản đã vượt qua nhiều khó khăn, bám sát nhiệm vụ được giao, tổ chức biên tập xuất bản các ấn phẩm phục vụ công tác quản lý của Bộ KH&CN. "Minh chứng cụ thể nhất cho kết quả đạt được của Nhà xuất bản là sự tin tưởng, gắn bó của các nhà khoa học, cộng tác viên, các tác giả. Sự ủng hộ của đông đảo độc giả trong và ngoài nước", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt đưa ra ba nhiệm vụ cho Nhà xuất bản trong giai đoạn mới để phát huy truyền thống, từng bước vươn lên trở thành một Nhà xuất bản hiện đại, có vị thế hàng đầu trong xuất bản sách Khoa học và Kỹ thuật. Nhà xuất bản cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ" cho các cá nhân xuất sắc Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lượng sách xuất bản, chú trọng các mảng đề tài giới thiệu kiến thức khoa học hiện đại, phát minh mới, có tính ứng dụng cao; sách về đổi mới sáng tạo; sách phổ biến khoa học kỹ thuật cho các đối tượng, các vùng, miền... Chú trọng cách viết, hình thức trình bảy thu hút độc giả. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về xuất bản sách khoa học, hợp tác xuất bản với đối tác chiến lược, các nước tiên tiến; tăng cường phát triển mạng lưới cộng tác viên tại các địa bàn trọng điểm có công nghệ nguồn, công nghệ cao...Phát triển mạng lưới kết nối cộng đồng các Nhà khoa học, các cộng tác viên chiến lược. Thứ hai, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số trong xuất bản, đầu tư xuất bản sách điện tử, sách đa phương tiện phù hợp với xu thế hiện đại. Đây là lĩnh vực mới và nhiều khó khăn, song Nhà xuất bản phải xây dựng lộ trình, kế hoạch, có bước đi phù hợp để chuyển đổi hoạt động xuất bản, không để tụt hậu, lạc hậu trong hoạt động xuất bản. Cụ thể, Nhà xuất bản cần phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, bám sát kế hoạch phát triển. Thứ ba, chú trọng kiện toàn bộ máy tổ chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nòng cốt là xây dựng đội ngũ biên tập viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập ông Phạm Ngọc Khôi, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Nhà xuất bản được tặng Bằng khen của Bộ trưởng và 6 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ”. Bài, ảnh: Đăng Minh |