|
|||
Ghi nhận những nỗ lực Tham sự Lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học đoạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của vius SARS-CoV-2 gây ra. Tham dự Lễ kỷ niệm còn có đông đảo cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương…
Từ năm 2014 đến nay, Ngày KH&CN Việt Nam 18/5 đã trở thành ngày truyền thống, ngày hội quan trọng của của những người làm công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, của các doanh nghiệp có tinh thần đổi mới sáng tạo; là điểm hẹn thường niên để cộng đồng KH&CN cả nước tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực vừa để ghi nhận những nỗ lực, thành công của ngành KH&CN đóng góp cho kho tàng tri thức cũng như phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa để thảo luận, định hướng hoạt động nhằm hướng đích các mục tiêu của ngành KH&CN nói riêng, của đất nước nói chung.Vào dịp này, nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực được tổ chức và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng các nhà khoa học và toàn xã hội.
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biệt, ngày này, với khoa học Việt Nam, nó lại mang một dấu ấn đặc biệt: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam, tổ chức vào ngày 18/5/1963, Bác Hồ đã bàn về mối quan hệ giữa giữa khoa học và sản xuất: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng nhằm nâng cao năng xuất lao động và không ngừng cải tiến đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Kỷ niệm nằm lòng của ngành khoa học với Bác Hồ đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh nhắc lại tại buổi lễ như một sự khẳng định vào mục tiêu mà khoa học Việt Nam hướng tới: góp phần giải quyết các bài toán của đất nước.
Tôn vinh nhà khoa học
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được Bộ KH&CN tổ chức hằng năm, là sự ghi nhận và tôn vinh đối với các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật Từ năm 2014 đến nay, 14 nhà khoa học là tác giả của các công trình khoa học xuất sắc và 3 nhà khoa học trẻ đã được trao tặng Giải thưởng trong tổng số hơn 270 hồ sơ đăng ký tham dự.
PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Giải thưởng Tạ Quang Bửu được năm 2020 được trao tặng cho 3 nhà khoa học thuộc các ngành Khoa học Y Dược, Toán học và Vật lý. Đây cũng là năm thứ 2, một nhà khoa học nữ được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu. Nhà khoa học đoạt giải thưởng được nhận Bằng chứng nhận Giải thưởng của Bộ trưởng Bộ KH&CN và tiền thưởng theo Quy định. Cụ thể:
PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (Ngành Khoa học Y Dược) nhận giải thưởng chính với công trình nghiên cứu so sánh phương pháp chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh cho bệnh nhân hiếm muộn không có hội chứng buồng trứng đa nang (IVF transfer of fresh or frozen embryos in women without polycystic ovaries) đăng trên Tạp chí The New England Journal of Medicine (NEJM) năm 2018.
Giải thưởng chính thứ hai được trao cho PGS, TS Phạm Tiến Sơn, Trường Đại học Đà Lạt với công trình khoa học: “Các tính chất phổ quát của quy hoạch nửa đại số” (Generic properties for semialgebraic programs).
TS. Nguyễn Trương Thanh Hiếu, Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Ngành Vật lý) nhận Giải thưởng trẻ với công trình khoa học: “Quãng đường tự do trung bình của điện tử năng lượng thấp trong vật liệu” (Nguyen Truong Thanh Hieu, 2016. Low-energy electron inelastic mean free path in materials. Applied Physics Letters, Vol. 108, 172901).
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN cho các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Lễ tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh bùng phát, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ KH&CN đã phối hợp xác định, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phục vụ công tác phòng chống dịch; kịp thời triển khai theo quy trình đặc biệt các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện vi rút corona chủng mới (SARS-CoV2), kháng thể đơn dòng, phác đồ điều trị, robot và máy thở phục vụ tình huống ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát. Đến nay, nhiều nghiên cứu đã có kết quả khả quan, kịp thời phục vụ thiết thực cho việc phòng, chống dịch. Tiêu biểu như: Phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong phòng, chống dịch Covid-19; Nghiên cứu, sản xuất thành công bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2; Nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công sản phẩm robot hỗ trợ y tế; Nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công robot NaRoVid1
Bài, ảnh: PV
|