|
|||
Tham dự Hội thảo có các chuyên gia đến từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên như GS.TS Phan Văn Tân, TS. Đinh Nho Thái, các cán bộ đến từ Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học; các nhà khoa học đến từ các cơ quan, đơn vị nghiên cứu hàng đầu về khí tượng, thủy văn, môi trường, biến đổi khí hậu và tổ chức có liên quan như: Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Biển và Hải đảo, Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam…Ngoài ra, tới tham dự Hội thảo còn có các đại diện đến từ các địa phương khác như: văn phòng UBND tỉnh Phú Yên; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Phú Yên, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ… Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giám đốc CEFD, PGS.TS Nguyễn Minh Huấn cho biết: Thế kỷ 21 được xemlà “thế kỷ đại dương”, Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng trong vùng Biển Đông. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường biển cho phép chúng ta sử dụng tài nguyên một cách bền vững, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
PGS.TS Nguyễn Minh Huấn phát biểu khai mạc Hội thảo Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Minh Huấn cho rằng: để có thể khai thác bền vững tài nguyên môi trường biển, hạn chế tối đa tác động của thiên tai, chúng ta cần phải có thông tin về khí tượng thủy văn, môi trường biển chính xác, kịp thời. Trong khi đó hạ tầng thông tin khí tượng thủy văn và môi trường biển ở nước ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các phương tiện quan trắc ít được đổi mới cập nhật, mạng lưới quan trắc thưa thớt đặc biệt là ở trên biển, dữ liệu ngắn, thiếu đồng bộ, độ tin cậy không cao; thách thức khác là sự hạn chế trong hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến quan trắc, xây dựng và khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn, môi trường biển. Do vậy, việc áp dụng phương pháp đồng hóa số liệu vào công tác dự báo đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền khoa học và công nghệ hiện đại, phương pháp này đã và đang được nghiên cứu áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam trong lĩnh vực khí tượng hải văn – môi trường biển. Theo đó, Hội thảo này giới thiệu một số thành tựu mới trong việc tăng cường chất lượng dự báo khí tượng thủy văn và môi trường biển bằng phương pháp đồng hóa nhằm tận dụng tối đa các số liệu quan trắc đặc biệt là sử dụng các thiết bị được tài trợ trong khuôn khổ Dự án FIRST.
Đại biểu trình bày tham luận So sánh 2 sơ đồ đồng hóa OI và 3Dvar cho trường sóng khu vực tỉnh Phú Yên. Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về đồng hóa số liệu trong lĩnh vực khí tượng thủy văn môi trường biển dưới những góc nhìn đa chiều, từ thực tiễn qua một số tham luận tại Hội thảo như: Thử nghiệm đồng hóa dữ liệu trong mô hình WRF bằng phương pháp 4DVAR để dự báo mưa lớn trên khu vực Nam Bộ; So sánh 2 sơ đồ đồng hóa OI và 3Dvar cho trường sóng khu vực tỉnh Phú Yên; Thử nghiệm đồng bộ mưa vệ tinh GSMaP và GPM bằng phương pháp 3DvaR áp dụng cho Lưu vực sông Hồng; Nghiên cứu đồng hóa trường nhiệt mặt biển từ số liệu vệ tinh bằng mô hình ROMS. Tin, ảnh: Ngũ Trịnh |