|
|||
Theo Ban tổ chức, với mục tiêu phát triển Chương trình GKN từ 40 – 50% đến năm 2020 tại Việt Nam, việc tăng cường sự hiểu biết, phân loại vật liệu xây dựng GKN, sử dụng GKN,… là rất cần thiết. Do vậy, các đại biểu tham dự khoa học có tìm hiểu, chia sẻ thực tế với các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam về các vấn đề liên quan đến GKN như: các sự cố thường gặp khi thi công bằng vật liệu GKN và đề xuất; quy chuẩn xây dựng 16 – 2014; các tiêu chuẩn vật liệu; các bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công; các vấn đề thường gặp, khuyết tật, nguyên nhân và giải pháp; quy trình thi công điển hình; thiết kế cấu tạo điển hình; so sánh đơn giá xây tường bằng gạch đỏ với các vật liệu xây,…
Một trong những sản phẩm GKN được giới thiệu tại khoa học Báo cáo từ Vụ vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước sản xuất 8,7 tỷ viên GKN và 2,64 tỷ GKN (bao gồm cả gạch nhẹ và gạch cốt liệu). Theo đó, GKN mới chiếm khoảng 30% khối lượng vật liệu xây, và chiếm khoảng 40% vào năm 2020. Trong khi đó, thế giới sử dụng GKN từ rất lâu với tỷ lệ sử dụng cao, một số nước trong khu vực như Thái Lan. Malayxia có mức sử dụng vật liệu GKN chiếm tới 70 -80%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cho đến nay, phần lớn các công trình xây dựng vẫn sử dụng gạch đất sét nung (gạch đỏ), điều này không chỉ tốn đất, các loại nhiên liệu đốt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người.
Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung (GKN) ở Việt Nam (Bộ KH&CN) đã xây dựng các chương trình đào tạo về công nghệ sản xuất và sử dụng GKN trong các năm 2016, 2017. Riêng trong năm 2016, Dự án đã thực hiện đào tạo bước đầu được 350 học viên đến từ 24 tỉnh, thành trên cả nước. Dự án cũng đã lựa chọn thực hiện thành công 3 dự án trình diễn sản xuất GKN bằng công nghệ rung, ép tại tỉnh Thái Nguyên, TP Đà Nẵng, và TP Hải Phòng.
Tần Quỳnh
|