|
|||
Tham dự buổi Lễ còn có Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng; các đồng chí Lãnh đạo đại diện Chính phủ; cơ quan của Quốc hội và đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương; Sở KH&CN, Chi cục TĐC các tỉnh, thành phố. 55 năm đồng hành cùng đất nước Tại Lễ kỷ niệm, Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh giới thiệu lịch sử và bề dày phát triển của ngành TĐC từ 1962 đến nay. Theo đó, từ Sắc lệnh số 08/SL cách đây 76 năm, đến nay Tổng cục TĐC đã có gần 1.700 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị của Tổng cục trên khắp mọi miền của đất nước. Cùng với Tổng cục, mạng lưới các Chi cục TĐC của 63 tỉnh, thành phố và các cơ quan chuyên trách TĐC tại Bộ, ngành Trung ương đã tạo thành hệ thống quản lý thống nhất hoạt động TĐC trên cả nước. Điều này đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước với nhiều thành tựu to lớn trong suốt 55 năm qua.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi Lễ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐC đồng bộ trên cơ sở 3 trụ cột chính là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Luật Đo lường với đầy đủ các Nghị định và Thông tư, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển được trên 9.500 Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN), trong đó 47% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và hơn 650 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), đó là công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ lệ hài hòa TCVN với tiêu chuẩn quốc tế đã và đang góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động đảm bảo đo lường ngày càng phát triển theo chiều sâu, với hạ tầng kỹ thuật là hệ chuẩn đo lường quốc gia và hệ thống các tổ chức thực hiện dịch vụ kỹ thuật. Hệ thống chuẩn Đo lường Quốc gia đã có 22 chuẩn đo lường quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt trong đó đã có 33 phép đo (CMCs/CIPM) của Việt Nam được Tổ chức Đo lường Quốc tế công nhận đã thể hiện năng lực khoa học của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước được thuận lợi.
Toàn cảnh buổi Lễ Hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 22000, HACCP,… đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia, được phổ biến áp dụng thành công ở hàng ngàn doanh nghiệp và các đơn vị hành chính. Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được Tổng cục TĐC chủ trì đã và tạo ra một phong trào tăng năng suất chất lượng một cách bền vững qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý công nghệ,... Khẳng định vai trò của ngành TĐC Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của hoạt động TĐC trong 55 năm xây dựng và phát triển. Bộ trưởng cho rằng, trong suốt quá trình phát triển đất nước thời gian qua và đặt trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, có thể khẳng định Tổng cục TĐC cùng với hệ thống TĐC cả nước đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng; là công cụ đắc lực giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội như: đảm bảo sự công bằng trong các giao dịch thương mại trong xã hội; cung cấp các, hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu, chuẩn mực chất lượng của thị trường trong nước và quốc tế; áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại... “Để đạt được những thành quả như vậy, có thể khẳng định có sự đóng góp rất lớn của nhiều thế hệ công chức, viên chức và người lao động ở tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng cục TĐC nói riêng, ngành TĐC nói chung. Đặc biệt là có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ qua từng thời kỳ” Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi Lễ. Bộ trưởng bày tỏ kỳ vọng, Tổng cục TĐC tiếp tục đổi mới và hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng cường hội nhập quốc tế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước về TĐC; khẳng định hơn nữa vai trò hoạt động TĐC, phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Thay mặt Đảng, Nhà nước và Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng gửi lời chúc mừng, lời tri ân về những đóng góp các thế hệ cán bộ, nhân viên, người lao động của ngành TĐC đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công tác TĐC trong suốt 55 năm qua. Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh các yêu cầu đặt ra phải rất cụ thể, thiết thực như Bộ KH&CN đã xác định 81 tiêu chí cụ thể trong chỉ số năng lực sáng tạo quốc gia cho từng bộ ngành. Nhờ vậy chỉ số này đã tăng 12 bậc, xếp thứ 47 trên thế giới trong năm 2017. Trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN nói chung và TĐC nói riêng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; hỗ trợ tích cực cho các hoạt động hội nhập kinh tế, thương mại của doanh nghiệp; tăng cường hiệu quả của các hoạt động TĐC để đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nâng tầm hoạt động TĐC của Việt Nam. Đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của KH&CN, ngành TĐC sẽ tạo động lực nòng cốt cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhanh và bền vững. “Hiện nay, năng suất chất lượng là lĩnh vực đòi hỏi hội nhập quốc tế rất lớn và có thể tác động ngay lập tức đến kinh tế, thương mại. Chúng ta đã nói nhiều về năng suất, và năng suất phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế nhiều nhất, thay vì phụ thuộc hết vào KH&CN. Tuy nhiên, để tăng năng suất thì công nghệ là một trong những yếu tố không thể thiếu” Phó Thủ tướng nói. Ngũ Hiệp |