|
|||
Theo đó, mức xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả được đặt ngang với hành vi sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh giả. Nếu đại lý bán một lượng mũ bảo hiểm giả tương đương với lượng mũ thật trị giá 30 triệu đồng sẽ bị phạt 200 triệu đồng. Trước đó, TS Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp cho rằng: Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 06, rất khó khăn để xác định một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không? Ngay chiếc mũ do UB ATGT tặng cũng chưa biết có đạt chuẩn hay không? Nếu dựa vào bộ quy chuẩn này, để bắt người đội mũ cũng như công an, cảnh sát nắm được, đối chiếu kiểm tra xác định hợp chuẩn hay không hợp chuẩn là một sự đánh đố. Do đó, quy định buộc người dân phải biết mũ thật, mũ giả và là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính là thiếu thuyết phục. Tại Điều 3 và Điều 4, của Thông tư 06 quy định mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe máy phải có đủ các tính năng: Giảm chấn thương vùng đầu cho người đội khi có va chạm, tai nạn; Có cấu tạo đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ rung động và quai đeo có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có mũ lưỡi trai mềm thì độ dài không quá 70mm, có góc nghiêng không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có lưỡi trai cứng thì độ dài không được lớn hơn 50mm… Nếu có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm; Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; được gắn với dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa. Với những qui định này thì đôi khi ngay cả lực lượng quản lý thị trường cũng không biết đâu là mũ bảo hiểm giả, chứ chưa bàn đến người bán mũ bảo hiểm hay người đội chúng liệu có phân biệt được thật - giả
|