|
|||
Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng pha chế các tạp chất và can thiệp vào quá trình sản xuất xăng dầu ở các cơ sở sản xuất ngoài thị trường hiện nay khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép? Về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, cơ quan chức năng thời gian qua cũng đã phát hiện hàng loạt sai phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu, móc túi người tiêu dùng. Đặc biệt là tình trạng không ít cây xăng gắn chíp điện tử ở các cột bơm xăng, điều chỉnh liều lượng và số lít, số tiền trên màn hình cột bơm, móc túi người mua cũng đã kịp thời được phát hiện và xử lý. Hiện tượng pha xăng với trị số octan thấp vào loại xăng có trị số octan cao, để bán với giá của xăng có trị số octan cao diễn ra phổ biến. Việc pha tạp các hóa chất vào xăng dầu kiếm lời bất chính…là điều cần báo động hiện nay. Khi xăng dầu có chất lượng thấp, sẽ làm ảnh hưởng tới độ bền phương tiện, động cơ; lợi ích người dân. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền được an toàn, về tài sản và thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Với tư cách là hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Vinastas lên ánh những hành vi làm sai trái của các cơ sở sản xuất, tái chế xăng dầu. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động vận chuyển, buôn bán và kinh doanh xăng dầu. Doanh nghiệp phải đưa ra quy trình vận chuyển, lộ trình đường đi của phương tiện, giám sát chặt chẽ thời gian xuất phát và thời gian tới nơi nhận bằng sổ nhật trình. Không để tình trạng xe xăng dầu đi đâu là tùy người lái. Cơ quan Báo chí vừa có loạt bài điều tra về quy trình sản xuất xăng dầu pha tạp chất ở bãi xe Trâu Điên trên địa bàn TPHCM. và 1 số cơ sở khác. Với tư cách là người đứng đầu hiệp hội sau 1 năm triển khai luật bảo vệ người tiêu dùng, ông nhìn nhận như thế nào? Qua tổng kết, nhìn lại một năm Luật Bảo vệ người tiêu dùng, kể từ khi có luật, hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã được tăng cường. Công tác tuyên truyền đã có những tích cực, làm thay đổi nhận thức chung. Việc thực thi cũng đã được cơ quan chức năng đẩy mạnh tuy nhiên để luật có hiệu lực thiết thực trong cuộc sống cần phải có thời gian nhất định. Ví dụ như Luật Giao thông đã ra đời từ rất lâu nhưng tình trạng sai phạm, vi phạm Luât và tai nạn giao thông vẫn diễn ra phổ biến và ngày càng tăng. Nói như vậy cũng không có nghĩa là bao biện cho độ “trễ” của luật khi đi vào cuộc sống mà vấn đề nào nổi cộm, cần xử lý là phải làm ngay. Ví dụ hiện tượng xăng dầu pha tạp diễn ra phức tạp, thì cần phải có biện pháp xử lý ngay. Người tiêu dùng cũng không thể chờ đợi lộ trình, độ trễ mới có biện pháp xử lý các sai phạm. Tuy nhiên, hội lại không phải có chức năng đi làm những công việc như vậy. Là tổ chức xã hội, pháp luật cũng tạo điều kiện cho hội làm nhiều việc, tuy nhiên, một điều rất quan trọng là dù có nỗ lực đến đâu thì hội vẫn cần có kinh phí để hoạt động. Trong khi đó, từ khi thành lập hội tới nay, nhà nước chưa cấp cho hội một đồng kinh phí nào. Hội cần có các chế độ về lương, thưởng, phương tiện làm việc, đầu tư các phòng thí nghiệm…nhưng lại chưa được sự quan tâm của nhà nước. Trong khi đó, các đòi hỏi lại đặt ra với hoạt động của hội là phải giải quyết được các bức xúc của người dân, điều đó là rất khó khăn và không dễ dàng thực hiện được.
|